Tục thờ “ma nộ” kỳ lạ của người Mã Liềng

Tục thờ “ma nộ” kỳ lạ của người Mã Liềng

Thứ 7, 25/01/2020 | 20:00
0
Người Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt, tập trung định cư ở các bản Kè, bản Cáo, bản Chuối, bản Cà Xen thuộc hai xã Lâm Hóa, Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Sau những năm 90 của thế kỷ trước, họ rời khỏi hang đá, cuộc sống đã dần thay đổi; tuy nhiên, những phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc vẫn được họ giữ gìn qua nhiều thế hệ. Đối với người Mã Liềng, lễ cúng thần rừng vào ngày mùng 1 Tết là sự kiện trọng đại nhất, không gia đình nào được vắng mặt.
Văn hoá - Tục thờ “ma nộ” kỳ lạ của người Mã Liềng

Thầy cúng tổ chức lễ cúng thần rừng của người Mã Liềng (ảnh minh họa).

Lễ cúng trang trọng, đầy đủ nhất

Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của người Mã Liềng hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Với họ, dù cuộc sống có trăm bề khó khăn, thiếu thốn, nhưng vào dịp đầu xuân năm mới, bản làng đều cố gắng chuẩn bị những lễ vật cúng thần rừng một cách đầy đủ và trang trọng nhất. Bởi người Mã Liềng không quên ơn “ma rừng, ma nhà” đã giúp đỡ họ. Ma rừng không cho con thú, con chim phá rẫy. Ma nhà giúp họ sức khỏe, ít ốm đau và tránh nhiều sự rủi ro khác. Với người Mã Liềng, thiên nhiên là mẹ hiền của muôn loài.

Theo già làng Cao Dụng ở bản Kè, xã Lâm Hóa, lễ cúng thần rừng được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 1 Âm lịch hàng năm. Đây được coi là ngày tốt lành trong năm, là thời điểm trời đất giao hòa. Lễ vật quy định trong lễ cúng thần thiên nhiên gồm có: Động vật bốn chân, động vật hai chân, các sản phẩm hái từ rừng hay từ nương rẫy (các loại hạt, củ, quả, thân, hoa, lá cành đều được). Ý nghĩa đơn giản của việc cúng thần thiên nhiên của người Mã Liềng là sau một năm làm lụng vất vả, các thần tạo hóa về làng, phù hộ cho cả làng và mỗi gia đình.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, dân bản theo thầy cúng mang lễ vật vào cửa rừng để bắt đầu nghi lễ cúng thần rừng. Sau phần nghi lễ kết thúc, dân bản tập trung, cùng nhau chia rượu thịt ăn uống vui vẻ. Trong không khí vui tươi, ấm áp ấy, họ không quên hỏi thăm và gửi những lời chúc may mắn, có nhiều sức khỏe, nương rẫy được mùa bội thu. Trong lễ cúng này, mọi người còn phổ biến cho nhau biết được những luật tục mà các thế hệ cha ông truyền lại khi vào rừng làm nương rẫy, kiếm sống mưu sinh để tránh mắc tội với “thần rừng”.

Văn hoá - Tục thờ “ma nộ” kỳ lạ của người Mã Liềng (Hình 2).

Già Cao Ngụ, cũng là thầy cúng của bản Kè cho biết, lễ cúng thần rừng đầu năm là lễ cúng quan trọng nhất. Đây cũng là sự kiện trọng đại của cả bản, bởi vậy hầu như nhà nào cũng phải có người góp mặt. Người Mã Liềng luôn tin rằng, thần rừng là vị thần tối cao, bảo hộ cho họ từ nhiều đời nay để tộc người được tiếp tục sinh tồn và phát triển. Cũng bởi lý do đó, sau lễ chính được tổ chức vào dịp đầu năm thì trong cả năm đó, hễ cứ bắt đầu vào mùa mật ong, mùa lấy măng hay thu hoạch lúa, ngô trên rẫy..., họ đều làm lễ cúng thần rừng trước khi ăn.

Nói về việc thực hiện các nghi lễ cúng thần rừng, già làng Cao Dụng nghiêm nghị: “Quy định đặt ra được người dân trong bản thực hiện nghiêm ngặt. Hễ ai làm sai, sẽ bị các vị thần trừng trị. Như vào mùa con ong cho mật, người đầu tiên của bản vào rừng lấy được mật thì phải đưa về nhà thầy cúng và cùng các già làng làm lễ dâng thần rừng trước rồi mới đến lượt dân bản được dùng thứ mật đó. Đến mùa thu hoạch lúa trên nương, lúa của nhà nào chín trước thì nhà đó phải cắt về cúng thần rừng trước rồi người trong nhà và dân bản mới được ăn”.

Theo quan niệm của người Mã Liềng, lễ cúng thần thiên nhiên là một cơ hội gặp gỡ để nhắc nhở con cháu các nơi về tụ họp, trẻ lắng nghe già, già bảo ban và truyền lại cho trẻ những tín ngưỡng truyền thống không thể bỏ qua này.

Tập tục khác biệt trong ngôi nhà của người Mã Liềng

Không chỉ duy trì lễ cúng thần rừng hàng năm, từ bao đời nay, ngôi nhà của người Mã Liềng còn chứa đựng những điều rất khác biệt. Đến bản làng có người Mã Liềng sinh sống, chỉ cần quan sát qua bên ngoài, người ta dễ nhận thấy ngôi nhà chỉ quay mặt về hướng Nam hoặc Đông Nam, lưng tựa vào chân núi Giăng Màn. Lối cầu thang dẫn lên nhà riêng biệt cho nam và nữ, khách nam lên nhà bằng cầu thang dành cho nam và chỉ được ngồi phía phòng có cầu thang nam. Khách nữ thì ngược lại. “Mỗi khi dựng nhà, chúng tôi luôn phải làm hai cầu thang, cho nam và nữ. Khi có khách tới chơi, chủ nhà sẽ hướng dẫn cầu thang lên xuống. Khi vào nhà, khách nam chỉ được ngồi phía phòng có cầu thang cho nam, nữ cũng chỉ được ngồi phía phòng có cầu thang cho nữ”, một người phụ nữ Mã Liềng giải thích tập tục của tộc người mình.

Văn hoá - Tục thờ “ma nộ” kỳ lạ của người Mã Liềng (Hình 3).

Một góc bản Dộ của tộc người Mã Liềng (ảnh: báo Quảng Bình).

Cột nhà cũng có tên, trong đó đáng chú ý là cột con rể, nằm ở phía phải bên cửa phòng dành cho nam. Đây là nơi người con trai ngồi khi đến tìm hiểu người con gái và cột con dâu là cột tương ứng bên phía gian dành cho nữ.

Bên gian phòng của nam luôn có cửa sổ gọi là cửa ma, là nơi đưa người chết từ nhà ra ngoài. Người ngồi trong nhà không được thò đầu ra ngoài cửa sổ ma. Già Cao Trung, ở bản Cáo cho biết, tập tục của người Mã Liềng là không thờ cúng tổ tiên, bởi vậy khi trong nhà có người chết phải chuyển đi chôn từ cửa sổ để linh hồn người chết không nhớ đường quay về quấy phá người trong nhà. Nếu chỉ nghe qua, không tìm hiểu thì ai cũng sẽ nghĩ người Mã Liềng không nhớ những người đã khuất, không nhớ đến ông bà tổ tiên. Với họ, chết là hết, không quan tâm đến mồ mả nhưng thực tế thì khác.

Theo đó, dù không có phong tục cúng, kỵ hàng năm, nhưng ngày Tết là ngày mà mỗi gia đình trong dân bản đều làm lễ cúng ông bà tổ tiên mình. Lễ cúng này trước hết là để tưởng nhớ những người đã khuất, sau là để con cháu vui quần sum họp. Trưởng bản Cao Dụng cho biết: “Lễ cúng ma nhà rất quan trọng với dân bản nơi đây ngày Tết là dịp con cháu nhớ về nguồn cội, nhớ về tổ tiên ông bà. Ma nhà giúp họ sức khỏe, ít ốm đau và tránh nhiều rủi ro khác nên lễ cúng ma nhà được người dân bản chú trọng. Lễ vật bắt buộc con cháu đưa đến gia đình bố mẹ là một con gà, mâm xôi, chai rượu và cơm”.

Người Mã Liềng không thờ cúng tổ tiên mà thờ “ma nộ” (cung tên) trên góc buồng thiêng (phòng ngủ của hai vợ chồng chủ nhà). Buồng này ngoài hai vợ chồng chủ nhà thì không ai được phép vào, hi hữu lắm mới cho con trai vào lấy đồ còn đặc biệt kiêng kị con dâu và con rể.

Chiếc “ma nộ” này thường do người con trai đến tuổi trưởng thành tự mình làm như một vật liền tay, khi lập gia đình ra ở riêng họ để "ma nộ" thờ trong buồng thiêng. Người Mã Liềng quan niệm, con dâu con rể là ma nhà khác nên nếu để dâu rể bước vào buồng thiêng sẽ gây mất đoàn kết trong gia đình, "ma nộ" cũng sẽ mất linh, không bảo vệ được chủ nhà khi vào rừng săn bắn.

Việc làm nhà đối với người Mã Liềng cũng rất quan trọng. Khi làm nhà, người Mã Liềng làm lễ cúng ma 2 lần. Một lần khi đặt cây gỗ đầu tiên (mà miền xuôi gọi là lễ động thổ) và một lần khi lên nhà mới. Khi lên nhà mới, người Mã Liềng kiêng 3 ngày. Tức là trong 3 ngày đó, không ai trong gia đình được ra ngoài và người ngoài cũng không được vào trong nhà. Một điều đặc biệt, đó là người Mã Liềng rất kỵ khi khách tới chơi mà huýt sáo trong nhà. Theo già làng Cao Dụng, như vậy thể hiện sự thiếu tôn trọng với các vị "ma nhà". Và họ đặc biệt sợ tiếng sét. Mỗi khi trời mưa to kèm theo sấm sét, thì dù đã hết gạo, hết thức ăn thì người Mã Liềng cũng chỉ ở trong nhà không dám bước chân ra ngoài.

Đời sống của người Mã Liềng ngày nay đã có nhiều đổi thay tích cực. Đi sâu vào bản làng, người ta dễ dàng bắt gặp những rừng keo xanh tốt ngút ngàn nằm dưới chây dãy núi Giăng Màn, hay những ruộng lúa nước nặng trĩu bông... Tuy vậy, những phong tục tập quán vẫn được người Mã Liềng lưu giữ, duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách trọn vẹn, không bị mai một đi.

Ngô Huyền

Những phong tục đẹp ngày Tết cổ truyền của người Việt bao đời

Thứ 7, 02/02/2019 | 20:00
Trải qua bao biến động của lịch sử, người Việt vẫn luôn giữ gìn những phong tục đẹp trong ngày Tết cổ truyền.

Clip: Những phong tục lạ đón Tết của người H’Mông ở Vân Hồ

Thứ 3, 03/01/2017 | 08:43
Là một trong 54 dân tộc Việt Nam, người H’mông đón Tết cổ truyền dân tộc theo cách rất riêng của mình.

Phong tục Tết độc đáo của Người Dao ở Lào Cai

Chủ nhật, 07/02/2016 | 07:00
Tết về, từ đầu làng đến cuối làng, nhà nào cũng có một đống lửa để sưởi ấm ở sân, phụ nữ thì ngồi xung quanh chuyện trò và thêu áo. Đàn ông thì uống rượu, đổi chén chúc tụng nhau.
Cùng tác giả

Video: Chiến sa Mỹ chặn đầu, tìm cách bao vây xe quân sự của Nga ở Syria

Thứ 6, 19/06/2020 | 20:47
Căng thẳng giữa lực lượng quân sự của Mỹ và Nga tiếp tục leo thang ở khu vực Đông Bắc Syria. Xe quân sự của 2 bên liên tục có các hành vi chặn đường, khiêu khích lẫn nhau.

Video: Chiêm ngưỡng quy trình máy bay chiến đấu nạp nhiên liệu trên không

Thứ 6, 19/06/2020 | 09:41
Trong trường hợp máy bay chiến đấu hết nhiên liệu, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, một máy bay khác sẽ được điều động đến hỗ trợ, nạp nhiên liệu trực tiếp cho máy bay chiến đấu ngay trên không.

Video: Máy bay ném bom Tu-95 của Nga "chạm mặt" F-22 khi bay lượn gần biên giới Mỹ

Thứ 7, 13/06/2020 | 20:00
Bộ chỉ huy không quân Mỹ đã lập tức điều động chiến đấu cơ F-22 đến vùng biển Alaska khi phát hiện máy bay ném bom Tu-95 xuất hiện gần biên giới nước này.

Video: Cận cảnh xe tuần tra của Nga đụng độ "nóng" chiến sa của Mỹ trên đất Syria

Thứ 6, 12/06/2020 | 21:33
Đoạn video ngắn ghi lại quá trình đối đầu căng thẳng giữa đoàn tuần tra của Nga và xe quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực Đông Bắc Syria.

Chồng Tây của siêu mẫu Hà Anh: Người cùng một nền văn hóa còn khác biệt, nói gì Tây và Việt

Thứ 5, 11/06/2020 | 09:03
Xuất thân từ xứ sở sương mù, chàng trai đam mê phiêu lưu bỗng một ngày bén duyên với đất nước hình chữ S. Chàng trai này quyết định dừng chân nơi đây khi lỡ sa vào ánh mắt của người con gái Việt Nam. Xây dựng gia đình mới ở chốn xa lạ, chàng rể Tây nhận ra chẳng tiêu chuẩn nào từ phía Đông hay Tây thực sự quan trọng.
Cùng chuyên mục

Nam cầu thủ ở tuổi 27: Lái siêu xe, mua nhà cả chục tỷ đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:50
Ở tuổi này, chàng trai đã có gần như mọi thứ mà nhiều người trẻ mơ ước.

Tín Nguyễn hồi hộp chờ phản hồi của khán giả về vai diễn đầu tiên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:45
Tín Nguyễn có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước. Cô cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng nhà sản xuất, đạo diễn Lý Hải - Minh Hà.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn: "Quay Con Cám, diễn viên ngất xỉu nhiều ngày"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:44
Dự án điện ảnh Con Cám vừa chính thức đóng máy, đạo diễn Trần Hữu Tấn có những chia sẻ về mức độ khắc nghiệt khi ghi hình dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Thanh âm tháng tư

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:59
Chương trình được diễn ra miễn phí vào tối ngày 27/4 tại tuyến phố đi bộ Bạch Đằng, với 17 tiết mục dàn dựng đặc sắc.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.