Tuổi trẻ và tốc độ

Tuổi trẻ và tốc độ

Thứ 4, 17/03/2021 | 07:00
0
Trong xã hội hiện đại, tuổi trẻ phải gắn với tốc độ. Nhưng đó là tốc độ phát triển bản thân, không phải tốc độ đua xe, tốc độ yêu hay những thứ tốc độ tiêu cực khác.

Mới đây, câu chuyện một thanh niên đi xe máy phân khối lớn với tốc độ 299km/h gây xôn xao mạng xã hội. Cộng đồng mạng có lẽ sẽ không hề biết đến người này, nếu như đoạn clip do anh quay không được chính anh ta đăng tải lên mạng xã hội. Phải chăng người thanh niên “xé gió”, “trêu đùa thần chết” đang tìm kiếm sự trầm trồ, thán phục của người khác trước cái mà anh tự huyễn hoặc bản thân với mỹ từ “cảm giác mạnh”, sự “dũng cảm”? Nhưng thật đáng tiếc, thứ anh nhận lại nhiều hơn lại là sự chỉ trích, lên án.

Biết rằng, có những người đam mê tốc độ, như cô gái nghiện trà sữa, như chàng trai mê game… Không ai cấm những điều đó. Nhưng khi ngồi lên chiếc xe, vặn ga và đi ra ngoài đường thì đó không chỉ là chuyện đam mê nữa, nó còn là trách nhiệm đối với cộng đồng. Nhiều người, vì chạy quá tốc độ, vì nhầm chân ga mà cướp đi sinh mệnh của người khác. Với những vụ việc nghiêm trọng, họ thậm chí không có cơ hội làm lại cuộc đời.

Đa chiều - Tuổi trẻ và tốc độ

Chàng thanh niên đi xe máy với tốc độ 299km/h

Quay trở lại vụ thanh niên đi xe máy với tốc độ 299km/h, anh đi con xe lên đến cả tỷ thì việc phải nộp phạt 10 triệu đồng chẳng thấm vào đâu? Chỉ hy vọng, hình thức xử phạt, sự chỉ trích của cộng đồng giúp anh thức tỉnh, thay đổi suy nghĩ. Tránh tình trạng đem muối bỏ biển.

Nực cười một nỗi, trong xã hội lại có quá nhiều người “mê” tốc độ như chàng thanh niên kia nhưng lại rải rác ở khắp mọi lĩnh vực.

Ví dụ, “tốc độ” nhảy cầu của một số thanh niên cảm giác còn nhanh hơn cả… thần chớp. Vừa mới vui vẻ lắm, hoan hỉ lắm mà bỗng chốc vì giận người yêu, vì không vui với bố mẹ, vì bị “cắm sừng” và rất nhiều những lý do khác, các chàng trai, cô gái đã tìm đến một chiếc cầu, tìm đến một ngôi nhà cao tầng rồi gieo mình xuống. Ý nghĩ lúc đó, chắc chỉ là để giải thoát.

Sẽ có người chống chế, ru đời bằng mộng ảo, chia sẻ bằng cách hắt thêm dầu vào lửa cùng lời biện minh: Có ở trong hoàn cảnh của nạn nhân đâu mà phán xét? Đúng, không ai có thể hiểu, không ai có thể suy nghĩ thay cho ai bằng chính họ cả. Nhưng tính mạng của con người chỉ có một vì thế mọi hành động từ chối sự sống tôi cho rằng đó là hành động ngu ngốc.

Đất nước Việt Nam gần 100 triệu dân, còn dân số thế giới là gần 8 tỷ người, chẳng nhẽ chỉ họ mới biết đến nỗi buồn. Ngoài kia, nhiều người có những lúc sống không bằng chết, ấy vậy mà vẫn phải cố gắng sống. Vì họ có nhiều lý do, nhiều động lực hơn là những nỗi buồn vơ vẩn kia.

Lại có những người không hiểu vì sao luôn có góc nhìn tiêu cực và bạo lực trước mỗi sự việc đang diễn ra trong xã hội. Cho dù người ta đi làm từ thiện, cứu trợ nhân đạo cũng cố suy diễn ra góc nhìn tiêu cực là “đánh bóng tên tuổi, PR bản thân… Đáng nói, phản ứng tiêu cực này có “tốc độ” cực nhanh, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Mỗi ngày, không biết bao nhiêu vụ án mạng xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ cái nhìn được cho là đểu, từ điếu thuốc lá… Không biết từ bao giờ, những chuyện nho nhỏ, có thể sẻ chia, có thể thông cảm lại biến thành lý do để chém giết một cách… ngay lập tức như thế. Người ta đổ lỗi cho cha mẹ không dạy được con. Nhưng không, chính con người không kiểm soát được cảm xúc, dẫn đến những hành vi cực đoan. Thêm nữa, sự sĩ diện, máu “anh hùng rơm” cũng đã khiến các cậu choai choai gây tội và phải trả giá trước cuộc đời. 

Thêm vào đó, trong thế giới phẳng, con người liên kết với nhau bằng cú click chuột, anh hùng bàn phím ẩn nấp ở khắp nơi, họ rành nhất là việc sỉ vả, ném đá, dạy đời trong thế giới mạng đầy hỗn độn. Trình độ “hóng” và thời gian rảnh của không ít cư dân mạng phải nói ở mức “thượng thừa”. Chỉ cần xuất hiện sự việc thôi, còn việc đào mộ, truy tìm tung tích, họ hàng hang hốc, chân tơ kẽ tóc của kẻ liên quan đã có… cộng đồng mạng lo.

Chỉ ra cái sai là sự góp ý có trách nhiệm nhưng phải có mức độ và giới hạn, còn “ném đá” kiểu a dua, theo tâm lý đám đông có thể thành kẻ giết người. Bởi suy cho cùng, riêng cụm từ ném đá đã mang một ý nghĩa tiêu cực rồi, nên nếu nó không được kiểm soát, một cách vô tình hay hữu ý đều có thể đưa đến một kết quả rất tệ.

Tìm kiếm trên mạng xã hội, rất nhiều thanh thiếu niên trở thành nạn nhân của nạn ném đá trên mạng xã hội. Có cô bé tự tử ở ao trước nhà vì cảnh hôn bạn trai bị quay lại và phát tán trên mạng. Có cậu bé treo cổ sau khi clip cậu bị đánh được đăng tải trên mạng xã hội…

Một bộ phận người trẻ làm gì cũng nhanh: Yêu nhanh, chết nhanh, tấn công người khác nhanh… Trong khi đó nhiều thanh niên rất xuất sắc, họ không chỉ xuất sắc trong nước mà còn vươn tầm thế giới. Nhanh như họ, ai cũng cổ vũ...

Trong cuộc sống, có những thứ cần chậm lại và có những lúc cần sống chậm lại. Chỉ có điều, học chậm, phấn đấu chậm và làm nhiều thứ cũng chậm thì lại sai sách mất rồi. Vậy nên, nhanh hay chậm nó cũng chỉ là tốc độ, và ai cũng cần tìm cho mình một thứ tốc độ phù hợp.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Mộc Miên

Vụ Youtube Thơ Nguyễn: Tự do và hỗn loạn

Thứ 2, 15/03/2021 | 11:00
Một clip ăn thịt động vật quý hiếm, một con cá chép bị giữ phần đuôi để con lươn dài nửa mét chui vào bụng... có tốc độ xem kinh hoàng trên youtube. Đằng sau nó đương nhiên là kích thích sự tò mò để kiếm tiền.

30 tuổi tôi muốn kết hôn nhưng không muốn sinh con

Chủ nhật, 14/03/2021 | 10:00
Tôi không thích sinh con, nói đúng hơn là sợ sinh con. Vì vậy, nếu kết hôn tôi nghĩ mình sẽ tìm một người cùng quan điểm về chuyện con cái.

Giáo dục trẻ em chính là gia đạo

Chủ nhật, 14/03/2021 | 07:00
Người Đức có câu “Con cái có 10 khuyết điểm, ba mẹ phải chịu trách nhiệm cho 5 trong số đó”. Còn trong gia đình người Do thái, những người nổi tiếng thế giới vì sự thông minh, nghị lực và giàu có, mỗi khi đứa trẻ thất bại trong bất cứ việc gì những người mẹ đều lập tức nghĩ lại chiến lược dạy con...

Đời đúng như là mơ, anh bán mì nổi tiếng sau một đêm nhờ mạng xã hội

Thứ 6, 12/03/2021 | 18:38
Một người đàn ông rất bình thường nhưng lại nổi tiếng như cồn chỉ sau một đêm và có thể làm giàu cho cả làng khiến nhiều người bất ngờ.
Cùng tác giả

CĐV hô “bay lên nào - bay ra ngoài”: Nên tuyên dương, hưởng ứng

Thứ 3, 14/01/2020 | 14:54
Câu cổ vũ đáng yêu, hài hước “bay lên nào là em bay ra ngoài” được vang lên khắp các sân bóng – nơi có sự góp mặt thi đấu của các cầu thủ đội tuyển bóng đá nam Việt Nam. Thế nhưng, sau nhiều lần xuất hiện, chúng bỗng trở thành một câu cổ vũ được cho là phản cảm.

Xử phạt nặng lái xe uống rượu bia: Cơn “địa chấn”... muộn

Thứ 7, 04/01/2020 | 14:28
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử lý người uống rượu bia tham gia giao thông của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã tạo ra một cơn “địa chấn” đối với xã hội, đặc biệt là với dân bợm nhậu. Nhưng nó, lẽ ra phải thực hiện từ lâu rồi...

Chồng rượu bia tiếp khách: Vợ đay nghiến chỉ phản tác dụng

Thứ 4, 01/01/2020 | 18:00
Đàn ông vốn không phải là kẻ ngang ngạnh, không biết nghe lời. Quan trọng, người phụ nữ nói có “lọt” tai hay không? Nhất là trong chuyện rượu chè tiếp khách.

Những chiếc xe đưa đón học sinh hóa quan tài di động…

Thứ 7, 07/12/2019 | 07:00
Nói mê tín, năm nay có lẽ là năm vận hạn của những chiếc xe đưa đón học sinh. Nhưng nói một cách thực tế, tâm địa những người làm công việc đó không tốt, bị đưa ra ánh sáng.

Thấy gì sau vòng bảng Sea Games 30?

Thứ 6, 06/12/2019 | 14:03
Sau vòng bảng Sea Games 30, thứ chúng ta thấy được là bóng đá vẫn luôn hấp dẫn bởi sự bất ngờ. Và điều đáng bàn, là ĐT Việt Nam đã bản lĩnh vượt qua những kịch bản bất ngờ đó.
Cùng chuyên mục

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.

Nhìn ai cũng ra người xấu?

Thứ 7, 13/04/2024 | 07:00
Điều tôi luôn quan niệm, là dù ở đâu thì cũng có người nọ người kia. Tốt hay xấu, là do mình có tử tế với người ta hay không.

Chuyện vui mùa họp lớp

Thứ 6, 12/04/2024 | 07:00
Về lướt phây, hàng loạt tin, hình ảnh họp lớp, có những lớp đại học giờ toàn trên 70, nhưng đa số thành đạt, nhiều nhà văn nhà báo, giáo sư tiến sĩ nổi tiếng.

Khởi nghiệp - Có dễ dàng như ta nghĩ?

Thứ 5, 11/04/2024 | 07:00
Việc “khởi nghiệp” hay kinh doanh, ta không chỉ nhìn thấy sự phát triển trong một hay vài năm, mà nó phải là cả quá trình lâu dài.
     
Nổi bật trong ngày

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.