Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dự kiến thời gian tổ chức như mọi năm và có sự tăng cường nội dung vận dụng thực tiễn ở một số môn để tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực.
Tăng cường chất lượng đề thi
Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến các chuyên gia và dư luận xã hội về một số nội dung mang tính kỹ thuật để sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 05/2021/TT-BGD&ĐT ngày 12/3/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bảo đảm tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT), đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dự kiến giữ ổn định như năm 2022.
Đồng thời, có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn ở một số môn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình GDPT 2018. Các đề thi năm 2021, 2022 cũng đã xuất hiện các nội dung này.
Đề thi sẽ vẫn giữ ổn định như năm ngoái. Cụ thể, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu nội dung, kiến thức ở lớp 12. Tuy nhiên, đề sẽ tăng cường hợp lí một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn ở một số môn nhằm từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi
Từ nay đến thời gian tổ chức thi, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi; phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ tập huấn nghiệp vụ về thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn chặn gian lận thi cử, nhất là gian lận bằng các thiết bị công nghệ cao.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh một số vấn đề kỹ thuật để tăng cường kỷ cương, nền nếp phòng thi cũng như bảo đảm an toàn, an ninh trong suốt Kỳ thi. Điều này được thể hiện trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó tiếp tục tăng cường chất lượng đề thi đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra toàn bộ các khâu tổ chức thi. Cùng với các đoàn kiểm tra của Bộ, đề nghị các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi tại địa phương để bảo đảm tổ chức Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, minh bạch, khách quan và chất lượng.
Ngoài ra tăng cường quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi. Đặc biệt, tiếp tục phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ tập huấn nghiệp vụ về thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn chặn gian lận thi cử, nhất là gian lận bằng các thiết bị công nghệ cao.
Cùng với đó là đẩy mạnh công tác truyền thông để nhận được sự đồng thuận, quyết tâm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, hiệu quả. Trong đó, yêu cầu các Hội đồng thi phổ biến đầy đủ, quán triệt kỹ quy chế cho thí sinh.
Thí sinh tuyệt đối không được sử dụng điện thoại hoặc những vật dụng cấm không được mang vào phòng thi và tuân thủ quy định, hướng dẫn của Hội đồng thi, nhất là để các vật dụng cá nhân, các tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi tại đúng địa điểm do hội đồng thi quy định.
Năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến cho đối tượng là thí sinh đang học lớp 12 năm học 2022-2023.
Từ thời điểm này Bộ GD&ĐT đã lưu ý các địa phương có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kỹ quy chế thi cho thí sinh dự thi. Một trong những lưu ý quan trọng là các em hiểu bảo mật đề thi, bài thi, tuyệt đối không sử dụng điện thoại hoặc thiết bị công nghệ cao để gian lận thi; tuyệt đối không mang các vật dụng cá nhân, tài liệu bị cấm vào phòng thi…
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra trong 2,5 ngày với 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông.
Trúc Chi (theo Dân Trí, Tiền Phong)