Tuyệt chiêu để học trò yêu trường hơn ở nhà của thầy giáo hơn 20 năm “cắm bản”

Tuyệt chiêu để học trò yêu trường hơn ở nhà của thầy giáo hơn 20 năm “cắm bản”

Thứ 2, 17/01/2022 | 15:56
0
Với hơn 20 năm gắn bó cùng giáo dục vùng khó, người giáo viên ấy vẫn luôn mong muốn biến trường học trở nên thật gần gũi để “níu chân” học trò.

Ký ức những ngày đầu gùi chữ lên non

Sinh ra và lớn lên ở vùng xuôi, song, vì mối duyên với vùng cao, mà thầy giáo Phùng Thế Tùng đã dành cả thanh xuân gắn bó với những điểm trường nằm giữa mênh mang núi rừng Tây Bắc, với những đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên đang “khát chữ”.

Suốt hơn 20 năm bám trường, bám lớp ở những nơi khó khăn nhất của huyện biên giới Mường Khương (Lào Cai), nơi được mệnh danh là “Trường Sa cạn”, người thầy giáo ấy, cũng như biết bao giáo viên cùng thế hệ, đã có không ít những kỷ niệm không thể nào quên.

Đời sống - Tuyệt chiêu để học trò yêu trường hơn ở nhà của thầy giáo hơn 20 năm “cắm bản”

Thầy Phùng Thế Tùng trong một giờ lên lớp.

Nhắc đến những ngày đầu đặt chân đến mảnh đất khô cằn này, là cả một bầu trời ký ức như dội về, thầy Phùng Thế Tùng (Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Chảy) vẫn không giấu nổi nét bồi hồi: “Tôi vốn sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, chưa từng sống ở vùng cao. Sau khi ra trường, tôi lên nhận nhiệm vụ đầu tiên ở trường vùng cao tại Mường Khương này từ năm 1998. Trong suy nghĩ của tôi, chưa bao giờ có thể mường tượng hết những khó khăn và thử thách của nghề “gieo chữ”.

Mở màn là những cuộc di chuyển, băng núi, băng đồi mà đi, và tất nhiên là chỉ có thể đi bộ, vừa đi vừa hỏi thăm vì không biết phải đi như thế nào. Nhiều khi, bất đồng ngôn ngữ, nên người dân chỉ đường cũng không biết đi sao cho đúng, có lúc, đi lạc lên tận một cái nương nào đấy không có dấu chân người đi bao giờ... Bản thân tôi lúc đó thực sự bị “ngợp”, bởi tôi chưa bao giờ phải đi bộ nhiều như vậy, đúng là một sự “thử lửa” cho giáo viên vùng khó. Có lúc, về đến nhà để nghỉ ngơi là chân cứng hết, căng cơ, không đi lại được luôn...

Kế đến, cuộc sống nơi điểm trường heo hút, dường như cái gì cũng thiếu. Thiếu nhất là điện, trong khi hành trang tôi mang theo, đèn pin không có mà nến với đèn dầu cũng không, vì vốn dĩ không lường trước được điều kiện công tác ra sao... Tôi chỉ còn biết đốt lửa, vừa sưởi vừa lấy ánh sáng mà soạn bài”.

Đường sá, điện đóm cũng chỉ là một góc của những khó khăn nơi đây. Ở mảnh đất “Trường Sa cạn” này, thử thách lớn nhất chính là nỗi khổ thiếu nước sinh hoạt. “Trước đây, tôi đã có gần 20 năm “cắm bản” ở Tả Gia Khâu, nơi quanh năm khan hiếm nước sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa Đông, khi những cơn mưa dần thưa thớt... Mùa Hè, chúng tôi tận dụng bất cứ vật dụng nào có thể chứa nước, để hứng nước mưua, và khi Đông đến thì chuyển sang hứng sương đọng trên mái nhà... Vậy mà vẫn không xuể...

Tôi vẫn nhớ, có những ngày, 3 thầy giáo chia nhau một ca nước cho vệ sinh cá nhân vào buổi sáng sớm. Suốt nhiều năm, cả giáo viên và học sinh tại các điểm trường đều phải tranh thủ thời gian, đi xách nước từ rất xa về trường để đảm bảo sinh hoạt, bởi lẽ, ở gần trường không tìm đâu ra mạch nước. Ngày nào, thầy trò cũng nối đuôi nhau từng hàng, từng hàng đi xách nước, nhưng vẫn phải sử dụng vô cùng tiết kiệm. Nước vo gạo, rửa rau lại được tận dụng trong sinh hoạt cá nhân, rồi mang tưới rau để tăng gia cho lớp học bán trú”, vị Hiệu trưởng nhớ lại.

Đời sống - Tuyệt chiêu để học trò yêu trường hơn ở nhà của thầy giáo hơn 20 năm “cắm bản” (Hình 2).

 Vì thời gian học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà, nên thầy Tùng tâm niệm, thầy cô phải chăm sóc thật tận tình.

Đã có không ít khó khăn ngay từ khi bắt đầu hành trình, thậm chí, có lúc, thầy giáo trẻ chùn bước, muốn bỏ nghề. Song, nhờ có nguồn năng lượng tích cực kịp thời từ gia đình, thầy Tùng mới có thể kiên trì với công việc của mình, vượt qua những thử thách, chông gai mà bám trụ ở những điểm trường chênh vênh giữa mỏm đồi.

“Tôi nhớ, hồi đó, vì chưa có điện thoại, nên muốn liên lạc về nhà, chỉ có cách viết thư. Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi gửi thư về cho bố mẹ vào tháng 9, thì tháng 10 mẹ mới nhận được thư, rồi mẹ viết thư hồi âm và đến tháng 11, thư mới đến tay tôi.

Trong thư, tôi “ôn nghèo kể khổ” với mẹ, có bao nhiêu cảm nhận đều nói hết, thể hiện rõ sự chán nản, muốn bỏ cuộc... Mẹ tôi vốn cũng là giáo viên, liền động viên, bà bảo: “Giờ con đi làm phục vụ công việc của nhà nước, theo nghề con đã chọn rồi, thì phải biết nỗ lực. Ngày xưa, chiến tranh, bố con khó khăn, vất vả biết bao nhiêu, chỉ mong sống sót trở về với người thân, thế hệ bố và các bác, các chú là bộ đội còn chịu được, huống chi là mình!”. Đó là động lực lớn nhất để tôi bám trụ lại “vùng đất khát” này suốt mấy chục năm qua”, vị Hiệu trưởng không ngần ngại giãi bày.

Biến trường học thành ngôi nhà khám phá

Ấn tượng đáng nhớ nhất của vị Hiệu trưởng này, có lẽ là những ngày “mòn gót” cùng đồng nghiệp đi vận động học sinh ra lớp: “Cứ sáng sớm, chúng tôi lại chia nhau đi đến từng nhà để đón học sinh ra lớp. Đến nhà học sinh nhiều khi còn chẳng có lấy chiếc ghế để ngồi, nhưng lại sẵn rượu, sẵn thuốc. “Thầy giáo đến nhà, không có nước, thì mời thầy uống rượu”, đó là câu mà tôi được nghe thường xuyên từ phụ huynh học sinh. Thầy cô thì muốn nhanh chóng đưa được học sinh đến lớp, phụ huynh thì đưa cho một bát rượu cùng chiếc điếu cày: “Thầy giáo uống một bát rượu, hút một điếu thuốc, thì mình mới cho con đi học”.

Dù lúc ấy, chưa biết uống rượu, chưa thử hút thuốc lào, tôi cũng cố gắng nhận lấy. Cứ như vậy, các thầy cô gần như hôm nào cũng phải đi vận động học sinh”.

Giáo viên một khi đã lên non, ai cũng phải tự mình học hỏi ngôn ngữ ở địa phương, để có thể giao tiếp và tương tác với phụ huynh và học sinh: “Hồi đầu, bất đồng ngôn ngữ cũng là một trở ngại rất lớn. Nếu chúng tôi chỉ nói tiếng Việt, rất ít người tiếp chuyện, dù cho người đó có biết tiếng Việt, cũng không mấy khi đáp lời. Đôi khi đó được xem như một “mẹo” giao tiếp”.

Vì vận động học sinh ra lớp cũng không mấy dễ dàng, nên suốt những năm qua, thầy giáo Phùng Thế Tùng vẫn luôn trăn trở: “Làm sao để học sinh thích đến trường hơn ở nhà?”.

Và thế là, vị Hiệu trưởng bắt đầu từ việc “hô biến” ra một diện mạo mới cho ngôi trường nơi mình công tác: “Thực ra, thời gian thầy cô ở với học trò nhiều hơn ở với gia đình và học sinh ở với thầy cô cũng nhiều hơn ở nhà với bố mẹ. Vì vậy, tôi luôn tâm niệm, phải làm sao, cho các em đến trường có một tâm lý vui vẻ, phấn khởi, thích hơn ở nhà, thì các em mới ở lại trường. Chúng tôi cố gắng mỗi ngày một chút, các thầy cô tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, tự tay sáng tạo cảnh quan, khu vui chơi sinh hoạt, để học sinh có được những hoạt động ấn tượng, ý nghĩa. Đồng thời, thông qua đó, trở thành hoạt động giáo dục cho học một số kỹ năng thiết thực trong cuộc sống”.

Đời sống - Tuyệt chiêu để học trò yêu trường hơn ở nhà của thầy giáo hơn 20 năm “cắm bản” (Hình 3).

Vị Hiệu trưởng luôn ấm áp và quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của học trò.

Và đó cũng chính là tuyệt chiêu “níu chân” học trò của Hiệu trưởng Phùng Thế Tùng, vừa khơi gợi trí tò mò, óc sáng tạo cho học sinh, lại là một trong những phương pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần qua mỗi năm.

Hiện tại, ở ngôi trường cũ nơi thầy Tùng từng gắn bó, vẫn còn những không gian văn hóa đọc, không gian trưng bày và giới thiệu văn hóa truyền thống với những đồ vật gắn với bản sắc địa phương. Đó là một trong những niềm tự hào nho nhỏ của vị Hiệu trưởng: “Đúng với chủ trương của Sở là xác định mỗi nhà trường, điểm trường là một trung tâm văn hóa chính trị để thu hút người dân, học sinh đến tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường”.

Có lẽ, chính vì cách tạo tình yêu với trường lớp, thầy cô một cách tự nhiên và trong trẻo đến thế, mà thầy Hiệu trưởng ở trong mắt học sinh, tuy có những lúc vô cùng nghiêm khắc, nhưng cũng lại vô cùng ấm áp.

Đời sống - Tuyệt chiêu để học trò yêu trường hơn ở nhà của thầy giáo hơn 20 năm “cắm bản” (Hình 4).

Một số bức thư tay trong “gia tài đồ sộ” của thầy Tùng.

Trong hành trình dạy học suốt bao năm qua, thầy Tùng đã có một “tài sản” rất lớn. “Lúc tôi chuyển công tác từ trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu về đây, tôi xin phép bàn giao lại cho nhà trường toàn bộ “gia tài đồ sộ” của mình, tất thảy hơn 1kg giấy vốn là thư viết tay của học sinh trong những dịp đặc biệt. Các em tự vẽ hình, tô màu, trang trí, tự thiết kế cả phong bì bằng giấy ô ly, rồi viết nội dung thư lên đó, tâm sự những điều thật nhất. Các em nhắc cả “những hôm thầy quát em, mắng em”, hay “đêm hôm, thầy đi kiểm tra các em ra sao”... từ những việc nhỏ nhất xảy ra cách mấy năm, các em vẫn còn nhớ mà tâm sự thật với thầy.

Mỗi bức thư là một tình cảm, không quan trọng của học sinh ngoan hay học sinh còn nghịch ngợm, không quan trọng chữ đẹp hay xấu, tôi đều trân trọng!

Tôi xin thầy Hiệu trưởng mới, lưu giữ lại những bức thư ấy trong phòng truyền thống của Đội, để những thế hệ học sinh sau này có thể cảm nhận về những anh chị đã từng học ở đây. Đó là những kỷ niệm vô giá!”, nhắc đến đây, thầy Tùng bất giác nở một nụ cười hạnh phúc.

Tuệ Nhi

Nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Nhật Bản

Thứ 3, 12/10/2021 | 14:02
Để đưa nông nghiệp Việt Nam thành ngành kinh tế phát triển bền vững, sự liên kết hiệu quả với khu vực tư nhân được coi là một trong những thành tố quan trọng nhất.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo

Chủ nhật, 14/11/2021 | 21:35
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có bài phát biểu trong chương trình "Thay lời tri ân" gửi lời mong muốn các nhà giáo luôn giữ gìn sự tôn quý của nghề.

Thầy giáo vùng cao Nghệ An làm video ôn bài cho học sinh trong “mùa dịch Covid – 19”

Thứ 7, 15/02/2020 | 18:24
Trước việc nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ phòng chống dịch Covid – 19 quá dài ngày, một thầy giáo dạy Toán vùng núi cao đã tự quay video hướng dẫn học tải lên Youtube để học sinh ôn bài.

Thầy giáo dạy nhạc mang mũ bảo hiểm tặng bạn gái khiến MC té ngửa

Thứ 3, 01/05/2018 | 18:23
Là thầy giáo dạy âm nhạc, Huệ Minh rất tự tin thể hiện nhiều ca khúc trên sân khấu để gây ấn tượng với bạn gái. Bên cạnh đó anh chàng còn hài hước tặng bạn gái nón bảo hiểm để hẹn hò.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Rau dại mọc bờ mương xưa không ai hái, nay được chị em săn lùng bởi công dụng "vàng 10"

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:15
Loài rau dại này ngoài chế biến thành những món ăn ngon còn được coi là "thần dược trường thọ", có công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.