Tỷ phú Robert Hung Ngai Hà nhiệt tâm truyền bá Phật pháp

Tỷ phú Robert Hung Ngai Hà nhiệt tâm truyền bá Phật pháp

Thứ 3, 05/11/2013 | 10:25
0
Doanh nhân tỷ phú Robert Hung-Ngai Hà mới vừa ủng hộ bốn triệu đô-la cho hoạt động nghiên cứu Phật học tại cơ sở Scarborough, Trường Đại học Toronto, Canada.

Tỷ phú Robert Hung-Ngai Hà sinh năm 1932 ở Hồng Kông. Ông tốt nghiệp đại học tại Đại học Colgate, Hoa Kỳ vào năm 1956, tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành báo chí vào năm 1958 tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ. Hiện ông định cư ở Canada và thành lập Quỹ từ thiện gia đình Robert H N Hà (Robert H N Hà Family Foundation) vào năm 2005.

Ông từng là phóng viên cho một số tờ báo ở Canada và ở Hồng Kông. Song hành với công việc của một nhà báo, ông Hà dành nhiều thời gian cho việc quản lý tài sản và vấn đề đầu tư, kinh doanh của gia đình. Kể từ khi nghỉ hưu trong công việc báo chí vào năm 1987, ông chuyên tâm vào các hoạt động từ thiện và hỗ trợ hết mình trong việc truyền bá đạo Phật để giúp mọi người hiểu sâu về Phật pháp.

Thiền++ - Tỷ phú Robert Hung Ngai Hà nhiệt tâm truyền bá Phật pháp

Ông có ước vọng muốn hỗ trợ việc truyền bá Chánh pháp, gieo trồng hạt giống Phật pháp đến khắp nơi trên thế giới. Phật giáo khuyên mọi người sống giản dị, hạn chế lối sống xa hoa, quá nặng về vật chất, và dạy mọi người sống bao dung, tử tế với người khác. Đấy cũng chính là những điều mà nhà triệu phú gốc Hồng Kông cố gắng thể hiện trong hoạt động từ thiện của mình.  

Doanh nhân tỷ phú Robert Hung-Ngai Hà mới vừa ủng hộ bốn triệu đô-la cho hoạt động nghiên cứu Phật học tại cơ sở Scarborough, Trường Đại học Toronto, Canada.

Từ năm 2000, ông Hà đã ủng hộ hàng triệu đô-la để tổ chức các chương trình Phật học hàn lâm tại các trường đại học ở Hồng Kông và Thái Lan. Trước đây, ông bà nội của ông Hà, những người đã khởi dựng vận may của gia đình, đã thành lập Tổ chức Tung Lin Kok Yuen (Đông Liên Giác Uyển) vào năm 1935, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy sự truyền bá và phát triển đạo Phật. Tiếp nối chí nguyện của ông bà, cha mẹ, ông Hà hy vọng phát triển chương trình Phật học hàn lâm tại quê hương thứ hai của mình, Canada.

Theo thông báo của Trường Đại học Toronto, vào tháng 2 năm 2012, ông Hà đã ủng hộ một số ngân quỹ lớn cho chương trình Phật học hiện đang thực hiện tại trường, U of T Buddhist Studies Program. “Ước mong của chúng tôi là tạo dựng hình ảnh của đạo Phật không chỉ là tôn giáo lớn mạnh ở châu Á mà để đạo Phật được cộng đồng quốc tế hiểu một cách đúng đắn hơn và sâu sắc hơn. Phật giáo, không như nhiều tôn giáo khác, đã là một phần không thể thiếu trong sự phát triển văn hóa toàn cầu và sẽ tiếp tục phát triển một cách hài hòa với xã hội trên toàn thế giới”, ông cho biết.

Ông Hà được sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật giáo, nhưng lúc nhỏ ông không thích đến chùa và không tham gia các lớp học tôn giáo vào ngày Chủ nhật, cho đến khi bước vào tuổi 40, ông bắt đầu chuyển hướng, quan tâm đến tôn giáo và hướng đến sự phát triển đời sống tâm linh. Sau khi nghiên cứu một số tôn giáo khác nhau, ông nhận thấy Phật giáo phù hợp với ông nhất bởi nguyên tắc tự lực, tự giải thoát cho mình.

Số ngân quỹ mà ông Hà hỗ trợ cho Trường Đại học Toronto sẽ được dùng vào việc mời giáo sư và giáo viên thỉnh giảng trong chương trình Phật học, vào việc tổ chức các buổi hội thảo và các buổi thuyết giảng dành cho công chúng, và cả việc cấp học bổng cho học viên theo học các chương trình Phật học.

Ông Hà chia sẻ, ông đã học rất nhiều về tính rộng lượng từ ông bà của mình, từ bà Clara và ông Robert Hà Đông, những người dẫn đầu trong số các gia đình giàu có nhất Hồng Kông trong một thời gian dài trước khi họ đi theo doanh nhân tỷ phú Li Ka Shing và trở thành một cái tên rất thân thuộc với người dân Canada. Hiện nay có khá nhiều công viên, trường học và nhiều tòa nhà ở Hồng Kông mang tên ông. Và dòng tộc họ Hà vẫn luôn là một trong những dòng tộc có sức ảnh hưởng lớn nhất trong cộng đồng doanh nhân Hồng Kông.

Theo lời ông Hà, tất cả những việc từ thiện mà ông đang làm là học theo lòng từ bi của bà Clara và cũng là để thực hiện lời tâm nguyện thiêng liêng của bà Clara, nguyện truyền bá đạo Phật vượt ra ngoài biên giới địa lý của Hồng Kông, nhờ đó mà những Hoa kiều và người nước ngoài có thể hiểu được Phật pháp và tìm được sự an lạc, giải thoát từ giáo lý của đạo Phật.

Ông Hà còn cho biết thêm, ông đang thương lượng với một trường đại học ở Hoa Kỳ để xây dựng một trung tâm Phật học ở phía Nam của biên giới. Ông Hà đã ủng hộ hơn 30 triệu đô-la cho Trường Đại học Colgate tại New York, nơi ông đã từng học đại học, để hỗ trợ ngân quỹ cho những dự án về khoa học và nghiên cứu châu Á.

Bên cạnh sự hỗ trợ ngân quỹ cho việc thành lập và hoạt động của các chương trình nghiên cứu Phật học ở trong các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu Phật học, ông còn tổ chức nhiều chương trình hoạt động khác để truyền bá đạo Phật. Ông cũng đã hỗ trợ cho việc thành lập một trang web Phật giáo, Buddhistdoor.com, một trang web Phật giáo song ngữ (tiếng Anh và tiếng Hoa).

Theo Giác ngộ

Quầy sách Phật học đọc miễn phí hiếm có

Thứ 7, 21/09/2013 | 09:55
Một buổi chiều cuối tuần, tôi đang có mặt tại nhà bác sỹ Vân, một người bạn thân thiết, thì có mấy người bạn khác đến. Những người bạn này bắt tôi phải đến thăm ngay một nhà sách, mà theo họ, rất đặc biệt, rằng người “nổi tiếng” và tâm huyết về sách như tôi, lại được mệnh danh là “tiến sỹ văn hóa đọc” không thể không đến. Thế mà cả nhóm lên xe phóng như bay về phía quận Bình Thạnh, TP HCM.

Nơi Phật giáo khởi nguồn và kiến tạo hạnh phúc

Thứ 3, 29/10/2013 | 10:08
Truyền thông Singapore vừa qua đã thể hiện sự ngỡ ngàng về các giá trị hạnh phúc mà Bhutan đạt được khi không dựa vào thước đo kinh tế.

Phật giáo coi chết vì tai nạn giao thông là cái chết oan

Thứ 2, 28/10/2013 | 14:09
Có những điều trong cuộc sống chúng ta xem thường, không quan tâm nhưng hậu quả về mặt xã hội lại rất lớn và nghiêm trọng. Trong đó, phải kể đến tai nạn giao thông.

Phật giáo chấp nhận thuyết nhân quả

Thứ 7, 12/10/2013 | 19:50
Phật giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay đổi quả báo.

Nghệ thuật Phật giáo và hàng nhái

Chủ nhật, 13/10/2013 | 20:03
Vài ba năm nay, xuất hiện một số hoạ sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ cho ra đời những tác phẩm lạ. Họ sáng tác nhanh như "nhập đồng", mà báo chí gọi là tranh thiền, thơ thiền, nghệ thuật Phật giáo.

Phật giáo trong thời đại công nghệ thông tin

Thứ 6, 11/10/2013 | 07:47
Khi xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ cũng theo đà đó phát triển không ngừng. Và một điều không thể phủ nhận là Internet đã ngày càng bén sâu vào trong đời sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.

Quan điểm Phật giáo về cầu siêu cho vong linh

Thứ 7, 31/08/2013 | 07:51
Phật giáo tin cầu siêu có ảnh hưởng đến sự siêu độ của vong linh. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định.

Quầy sách Phật học đọc miễn phí hiếm có

Thứ 7, 21/09/2013 | 09:55
Một buổi chiều cuối tuần, tôi đang có mặt tại nhà bác sỹ Vân, một người bạn thân thiết, thì có mấy người bạn khác đến. Những người bạn này bắt tôi phải đến thăm ngay một nhà sách, mà theo họ, rất đặc biệt, rằng người “nổi tiếng” và tâm huyết về sách như tôi, lại được mệnh danh là “tiến sỹ văn hóa đọc” không thể không đến. Thế mà cả nhóm lên xe phóng như bay về phía quận Bình Thạnh, TP HCM.

Nơi Phật giáo khởi nguồn và kiến tạo hạnh phúc

Thứ 3, 29/10/2013 | 10:08
Truyền thông Singapore vừa qua đã thể hiện sự ngỡ ngàng về các giá trị hạnh phúc mà Bhutan đạt được khi không dựa vào thước đo kinh tế.

Phật giáo coi chết vì tai nạn giao thông là cái chết oan

Thứ 2, 28/10/2013 | 14:09
Có những điều trong cuộc sống chúng ta xem thường, không quan tâm nhưng hậu quả về mặt xã hội lại rất lớn và nghiêm trọng. Trong đó, phải kể đến tai nạn giao thông.

Phật giáo chấp nhận thuyết nhân quả

Thứ 7, 12/10/2013 | 19:50
Phật giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay đổi quả báo.

Nghệ thuật Phật giáo và hàng nhái

Chủ nhật, 13/10/2013 | 20:03
Vài ba năm nay, xuất hiện một số hoạ sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ cho ra đời những tác phẩm lạ. Họ sáng tác nhanh như "nhập đồng", mà báo chí gọi là tranh thiền, thơ thiền, nghệ thuật Phật giáo.

Phật giáo trong thời đại công nghệ thông tin

Thứ 6, 11/10/2013 | 07:47
Khi xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ cũng theo đà đó phát triển không ngừng. Và một điều không thể phủ nhận là Internet đã ngày càng bén sâu vào trong đời sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.

Quan điểm Phật giáo về cầu siêu cho vong linh

Thứ 7, 31/08/2013 | 07:51
Phật giáo tin cầu siêu có ảnh hưởng đến sự siêu độ của vong linh. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định.