Ukraine đăng video HIMARS nổi trên mặt nước gần cầu Crimea, sự thật ra sao?

Thứ 4, 24/08/2022 11:43

Video do tài khoản Twitter chính thức của Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải, cho thấy cảnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS nổi trên một chiếc bè màu hồng gần cầu Kerch, cây cầu huyết mạch kết nối bán đảo Crimea với đất liền ở Nga.

Cầu Kerch hay cầu Crimea, là cây cầu dài nhất ở châu Âu với chiều dài 19km. Cây cầu mở ra tuyến đường bộ nối liền bán đảo Crimea với đẩt liền ở Nga, trước khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.

Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 23/8 đăng video trên trang Twitter chính thức, cho thấy cảnh hệ thống HIMARS nổi trên một chiếc bè với dòng mô tả: "Cầu Kerch... Chúng tôi vẫn đang dõi theo". Video đã thu hút 2,3 triệu lượt xem và 49.000 người "thích" chỉ trong một ngày.

Giới chức Ukraine cho rằng, Nga xây cầu Kerch ở bán đảo Crimea là hành động không hợp pháp. 

img

Cầu Kerch là cây cầu dài nhất châu Âu, kết nối bán đảo Crimea với đất liền ở Nga.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đưa ra tuyên bố vào ngày 17/8, cho biết: "Đây là hoạt động xây dựng không hợp pháp. Cây cầu làm tổn hại đến hệ sinh thái của bán đảo và do đó cần phải được tháo dỡ, dù Nga có muốn hay không".

Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Hai năm sau, Moscow bắt đầu xây dựng cầu Kerch. Cầu được thông xe vào năm 2018 và đến năm 2020, tuyến đường sắt phục vụ tàu chở hàng qua cầu Kerch chính thức đi vào hoạt động.

Theo báo Mỹ Newsweek, video hệ thống HIMARS nổi trên một chiếc bè màu hồng, chĩa ống phóng rocket về phía cầu Kerch là không có thật.

Trên thực tế, Bộ Quốc phòng Ukraine chưa từng nói rằng đoạn video này là thật. Đây cũng không phải là lần đầu Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải những hình ảnh mang tính chất tương tự nhằm gửi thông điệp răn đe.

Giới chức Ukraine coi cầu Kerch là "mục tiêu hợp pháp" và nếu cây cầu bị phá hủy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiếp vận của Nga cho các căn cứ tại bán đảo Crimea.

Video Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải thực chất do một người khác tạo ra từ công nghệ Unreal Engine 5 và phần mềm Blender 3D. Người này cũng đăng video trên TikTok, theo Newsweek.

Phản hồi thông điệp cho rằng sóng biển trong video không giống thật cho lắm, người này trả lời: "Đã lâu rồi tôi không ra biển, nên có lẽ đã quên mất".

Đăng Nguyễn - Newsweek

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.