USB 3G giá chỉ 200 nghìn đồng

USB 3G giá chỉ 200 nghìn đồng

Thứ 6, 04/01/2013 | 13:12
0
Thị trường USB 3G hiện tại có nhiều loại xuất xứ từ Trung Quốc, giá rất rẻ, chỉ từ 200 nghìn đồng, nhưng trong đó nhiều loại không có thương hiệu.

Với nhu cầu kết nối Internet mọi nơi, nhiều người dùng đang có ý định sắm thêm một chiếc USB 3G. Việt Anh (Khâm Thiên, Hà Nội) tính toán, "giá một USB 3G chỉ vài trăm nghìn đồng, thậm chí một bộ phát 3G Wi-Fi di động chỉ 1 – 2 triệu đồng, dùng được cho cả laptop, máy tính bảng, tiện và rẻ hơn nhiều so với mua sẵn máy có tích hợp 3G”. Chị Ngọc Diệp (Phạm Hùng, Hà Nội) cũng cho rằng kết nối Internet qua 3G có thể chủ động chọn gói cước phù hợp với thu nhập. Nhiều học sinh, sinh viên cũng chọn USB 3G thay cho ADSL vì tiện lợi (nhất là với những sinh viên đi thuê trọ), có nhiều lựa chọn gói cước cũng như khả năng di động.

Công nghệ - USB 3G giá chỉ 200 nghìn đồng

Tuy nhiên, với những người dùng "amateur" về công nghệ như chị Diệp, khi đi mua USB 3G mới thấy băn khoăn. Trên thị trường, rất nhiều loại USB 3G được bán với giá từ 200 nghìn đồng đến 1,6 triệu đồng chỉ để cho tính năng kết nối 3G khiến người dùng không biết chọn loại nào.

Hiện tại, thị trường USB 3G trong nước, ngoài sản phẩm chính hãng do các nhà mạng cung cấp, còn có rất nhiều sản phẩm từ Trung Quốc do các công ty viễn thông, thiết bị mạng Trung Quốc như Huawei, ZTE, TP Link, TCL sản xuất, bên cạnh các sản phẩm trôi nổi không nhãn mác, chỉ ghi chung chung là HSDPA, 3G Modem, 3... Ngay loại có thương hiệu cũng có hàng nhập khẩu và phân phối chính hãng, có hàng xách tay, nhập lậu, những điều này tác động không nhỏ đến giá của thiết bị. Đơn cử, cùng USB 3G của Huawei tốc độ 7,2 Mb/giây nhưng giá bán ở các nơi có thể chênh lệch nhau tới 200 – 300 nghìn đồng.

USB 3G có 3 loại: loại có hình dáng giống chiếc USB thông thường, giá từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng (tùy hãng và tùy tốc độ); loại Data card (tính năng giống hệt USB 3G nhưng nhỏ gọn hơn, dành cho laptop hỗ trợ khe cắm express card) giá từ 200 nghìn đến 1,6 triệu đồng; ngoài ra, còn USB 3G có tính năng Wi-Fi với giá cao hơn hẳn, từ 950 nghìn đến 4,5 triệu đồng tùy hãng và số lượng thiết bị cho phép kết nối. Loại này sở dĩ có giá cao hơn do kết hợp cả USB 3G với phát sóng Wi-Fi mini cầm tay có thể sử dụng được cho mọi máy tính và thiết bị cầm tay.

Cả ba loại này đều có các thông số tốc độ khác nhau như 3,6 Mb/giây, 7,2 Mb/giây, 14,4 Mb/giây hay 21,6 Mb/giây... Thông số tốc độ cũng ảnh hưởng đến giá thiết bị, tuy nhiên, không cần chọn loại có tốc độ quá cao, 7,2 Mb/giây là được vì thông số tốc độ USB 3G thường cao hơn khá nhiều so với tốc độ download/upload mà nhà mạng Việt Nam đang cung cấp.

Nhiều loại USB 3G được rao bán là hàng trôi nổi

"Những USB 3G không có thương hiệu thường được sản xuất hàng loạt ở những nhà máy không có uy tín tại Trung Quốc, sử dụng các loại linh kiện có giá thành rẻ, chất lượng linh kiện, bản mạch không đảm bảo, không qua quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, tỷ lệ hỏng, lỗi cao, khi sử dụng thời gian dài có thể bị nóng, tốc độ kết nối không ổn định…”, Hải Long, chuyên viên kỹ thuật một công ty viễn thông lớn cho biết.

Công nghệ - USB 3G giá chỉ 200 nghìn đồng (Hình 2).

“Để phân biệt hàng chính hãng và hàng trôi nổi, ngoài quan sát thiết kế, mẫu mã, người mua có thể kiểm tra số series và số IMEI in trên vỏ và trên hộp của thiết bị”, một người mua có kinh nghiệm chia sẻ. Còn nếu mua USB 3G để dùng cho máy tính bảng Trung Quốc chạy hệ điều hành Android thì bắt buộc bạn phải mang máy tới các cửa hàng để thử trực tiếp. Riêng máy tính bảng Trung Quốc, một người bán hàng trên phố Đặng Văn Ngữ (Hà Nội), cho biết, phụ thuộc rất nhiều vào phần cứng của nhà sản xuất và phần lớn chúng chỉ hỗ trợ một số loại USB thông dụng. Nhiều loại có thể phải dùng 2 USB 3G khác nhau.
Về chất lượng, Việt Anh (Khâm Thiên, Hà Nội) đã phải "chia tay" một chiếc USB 3G không thương hiệu vì chất lượng kết nối rất chập chờn, nhiều lúc cần lại không tài nào vào được. Anh kể có lần muốn chỉ cho người bạn mấy mẫu đồ nội thất mà không tài nào vào được Internet, trong khi vị khách ngồi cùng quán cafe dùng USB 3G của một nhà mạng trong nước, cùng với mạng anh đang dùng vẫn đang xem video ào ào.

Về cơ bản, tốc độ 3G phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất vẫn là sóng của nhà mạng và gói dịch vụ Internet mà khách hàng mua, vị trí online, thời tiết… USB 3G chỉ là thiết bị đầu cuối không ảnh hưởng quá nhiều tới tốc độ. "Nhưng nếu 'hàng' không 'chuẩn' - hàng trôi nổi linh kiện kém thì tốc độ kết nối không thể ổn định được" anh Long lưu ý.

Theo VnExpress

Phát hiện máy phát tán 20 ngàn tin rác/lần

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao tiến hành thanh tra và phát hiện ra phương tiện phát tán tin nhắn rác là một thiết bị có xuất xứ từ Trung Quốc.