Vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường

Vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường

Bùi Thị Ngân

Bùi Thị Ngân

Thứ 6, 28/10/2022 19:04

Tình trạng ô nhiễm môi trường do tác động của con người đặt ra các khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó có những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững

Sáng 28/10, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên Hội Luật gia tỉnh.

Tham gia chương trình có T.s Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Huệ, Ủy viên Ban thường vụ TW Hội, Trưởng ban nghiên cứu xây dựng và phổ biến pháp luật - Hội luật gia Việt Nam; Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Luật Gia Hà Tĩnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Hà Tĩnh và gần 100 đại biểu là cán bộ, hội viên Hội luật gia tỉnh…

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự được nghe các báo cáo viên là những chuyên gia có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tập trung tuyên truyền các nội dung: Phát triển bền vững và chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; Vị trí, vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường; những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, phân loại rác thải tại nguồn và xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh...

Chính sách - Vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường

T.s Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam chia sẻ tại hội nghị.

Qua đó, góp phần giúp các đại biểu hiểu rõ hơn, sâu hơn về công tác bảo vệ môi trường và nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hội Luật gia Việt Nam trong tổ chức thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững đến năm 2030, trong đó đưa ra quan điểm chỉ đạo: Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Theo ông Nguyễn Văn Huệ, Ủy viên Ban thường vụ TW Hội, Trưởng ban nghiên cứu xây dựng và phổ biến pháp luật Hội luật gia Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam đã thể hiện được vai trò của mình khi tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; Tham gia Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Luật Bảo vệ môi trường, các dự án luật liên quan đến bảo vệ môi trường và dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành; Tham gia thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Tổ chức Hội thảo khoa học, tọa đàm, hội nghị góp ý, phản biện xã hội cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Tham gia rà soát, khảo sát, tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật nhằm phát hiện những bất cập, mâu thuẫn hoặc những vấn đề phát sinh mới trong thực tiễn có vai trò quan trọng góp phần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; Tham gia xây dựng các quy chế, hương ước, quy ước văn hoá và các quy định tự quản khác ở địa phương, đơn vị, cơ sở trong đó lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường.

Chính sách - Vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường (Hình 2).

Ông Nguyễn Văn Huệ, Ủy viên Ban thường vụ TW Hội, Trưởng ban nghiên cứu xây dựng và phổ biến pháp luật - Hội luật gia Việt Nam: Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, sức khỏe con người...

Bên cạnh đó, Hội Luật gia Việt Nam còn thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn báo cáo viên pháp luật; tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường. Triển khai tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải làng nghề; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; xây dựng các mô hình phù hợp…

Tổ chức triển khai các phong trào, chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm của Hội Luật gia Việt Nam gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đặc biệt là giám sát thực hiện pháp luật về tài nguyên và môi trường thông qua các hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia các cấp và các hội viên.

Thông qua các hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam, hội Luật gia các cấp và các hội viên, thời gian tới cần phát huy hơn nữa vài trò giám sát xã hội trong thực hiện pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.