Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam

Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:26
0
Là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam.
Thiền++ - Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam

Gần khu nghỉ mát Tam Đảo, Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên là nơi chứa đựng vẻ đẹp của văn hoá tâm linh kết hợp với nét hài hoà của phong cảnh trữ tình mà thiên nhiên ban tặng. Giữa đất trời, núi rừng  bao la hùng vĩ, Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên như được tọa lạc ở “chốn bồng lai tiên cảnh”.

Thiền++ - Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam (Hình 2).

Tọa lạc trên quả đồi rộng khoảng 4,5 ha, nằm trên độ cao khoảng 300 m so với mực nước biển, từ chân núi đi lên Thiền Viện phải vượt qua những đỉnh dốc cao với những đường khúc quanh co lại bị che lấp bởi cây cối…Đến  Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách như lạc vào một không gian rừng núi huyền bí, những màn sương mù vương lại và còn đang tan chậm, cảnh vật như hòa quện vào nhau, một cảm giác thoáng đạt, du dương và mơ hồ…

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên mang đậm dấu ấn một ngôi chùa Việt Nam với những nghệ thuật kiến trúc đường nét cổ kính, đặc biệt đây là điểm đến tâm linh của phật giáo. Bởi vậy nơi đây đã trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc. Du khách đến đây vừa để tham quan xứ sở rừng núi sương mù, vừa để được trở về với cõi tâm linh phật giáo.

Thiền++ - Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam (Hình 3).

Trước thiền viện là một cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát. Để lên chính điện, du khách phải đi trên nhiều bậc đá, qua cổng tam quan. Chính điện cao 17 m, diện tích 673,2 m2, 4 trụ đỡ có đường kính gần 1 m, ở giữa là 3 tượng Phật lớn, bên trái là nhà trưng bày các hiện vật có niên hiệu Lý, Trần, Lê, Nguyễn…Phía sau thiền viện là dãy núi cao với rừng thông xanh ngắt. Theo một số tài liệu còn lưu lại, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ 3. Trong Thiền viện này đáng chú ý còn có pho tượng Phật bằng đá hoa cương cao 49 m. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên sau khi khánh thành vào năm 2005 trở thành điểm dừng chân ngoạn cảnh trong hành trình về khu danh thắng Tây Thiên.

Thiền++ - Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam (Hình 4).

Không khí trong lành cùng với phong cảnh hữu tình nên việc tu thiền ở đây thực chẳng đâu sánh bằng. Cũng bởi thế, vào mùa tu thiền hàng nghìn phật tử ở khắp nơi lại đổ về đất phật Tây Thiên để học đạo.

Thiền++ - Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam (Hình 5).

Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động khoảng gần chục năm nhưng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên đã trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc. Du khách đến đây vừa ngắm sơn cảnh, vừa là nơi có thể trở về với cõi “thiền” của Phật giáo gạt đi bao ưu phiền mệt mỏi cũng như rũ bỏ những bụi trần còn vương vấn.

Theo Thể thao Việt Nam

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

'Lửa tam muội' - góc nhìn khoa học và Phật giáo

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:26
Theo một số tài liệu của Phật giáo, lửa tam muội là hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể, nhiệt độ có thể lên đến cực cao. Khoa học cũng đã lý giải hiện tượng này dưới cái tên năng lượng hoặc điện từ.

Choáng ngợp Học viện Phật giáo Serthar, Tây Tạng

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:27
Được xây dựng ở thung lũng Larung xa xôi hẻo lánh nhưng Học viện Phật giáo Serthar lại trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất Tây Tạng, thu hút hơn 40.000 môn đệ.

8 kỷ lục Phật giáo 2013 chào mừng đại lễ Phật đản

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:27
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam sơ kết giai đoạn 1 Hành trình tìm kiếm Kỷ lục Phật giáo, công bố 8 kỷ lục Phật giáo năm 2013.

Dân số nhân đôi & 'Lý duyên sinh' của Phật giáo

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:27
Dân số thế giới mặc dầu đang đi vào chiều hướng ổn định, song sự tăng nhảy vọt từ hai thế kỷ qua, đã tạo ra những vấn đề khó giải quyết.

Phật giáo và sự phát triển bền vững của thế giới

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:27
Lịch sử Phật giáo đã cho thấy, nếu người dân trên đất nước nào có niềm tin và sống theo lời Phật dạy, thì người dân trên đất nước đó có đời sống tinh thần phong phú, có niềm tin sâu sắc vào quy luật nhân quả, luân hồi và nghiệp báo v.v… nên cố gắng làm lành lánh dữ, tích đức tùng thiện, chung sống với nhau hòa bình và an ổn, luôn nhiệt tình giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn bế tắc trong cuộc sống.

Vấn đề môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:28
Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau, sự sinh tồn của loài này là điều kiện tồn tại của loài kia và ngược lại sự chấm dứt sự sống của một loài sẽ kéo theo sự diệt vong của loài khác, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.

"Sách phỉ báng Phật giáo được tôn vinh tại Văn Miếu"

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:28
Tờ Giác Ngộ, cơ quan của Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh vừa cho biết, một cuốn sách "phỉ báng Phật giáo Việt Nam" vừa được tôn vinh ở Văn Miếu.