VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, tăng trưởng GDP có thể đạt 2-2,5%

Trần Thu Thảo
Thứ 5, 21/10/2021 | 15:30
0
Nếu các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vắc-xin sớm và tình trạng phong tỏa như Quý III không lặp lại, tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt từ 2-2,5%.

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, cho biết GDP Quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020 là mức giảm sâu nhất kể từ khi có thống kê về GDP theo quý. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chịu mức kinh tế tăng trưởng âm cao như vậy. 

2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2021

Theo đó, VEPR tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và đưa ra 2 kịch bản trong thời gian tới.

Kinh tế vĩ mô - VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, tăng trưởng GDP có thể đạt 2-2,5%

2 kịch bản kinh tế thời gian tới do VEPR dự đoán.

kịch bản xấu, khi dịch bệnh có nguy cơ tái bùng phát, trong khi Việt Nam, tình trạng “đóng-mở” cửa nền kinh tế lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca lây nhiễm gây thiệt hại đến sản xuất.

Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất, tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra, chi phí sản xuất tăng cao và nhiều ngành thu hẹp sản xuất, thì mức tăng trưởng GDP trong năm chỉ có thể đạt 1,0-1,5%. Trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng trưởng từ 2,0-2,5%; công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 3,0-3,5% và dịch vụ âm từ 1-0,5%.

Kinh tế vĩ mô - VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, tăng trưởng GDP có thể đạt 2-2,5% (Hình 2).

Ở kịch bản tốt, khi cả nước đã thống nhất được các biện pháp thích ứng với dịch bệnh và vẫn đảm bảo sản xuất lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy, các hoạt động sản xuất tiêu dùng được phục hồi, các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vắc-xin ngay trong nửa đầu Quý IV và tình trạng phong tỏa như Quý III không lặp lại, tăng trưởng GDP cả năm được dự báo đạt từ 2,0-2,5%. 

Trong đó, ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản dự báo tăng trưởng 2,7-3,2%; công nghiệp và xây dựng 4,0-4,5%; dịch vụ tăng trưởng 0-0,5%.

Báo cáo của VEPR nhận định, sức khỏe của nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng. Mức tăng trưởng âm 6,17% trong Quý III có lẽ chưa phản ánh hết được sự đứt gãy sản xuất và lưu thông hàng hóa, sự đình trệ của các hoạt động kinh doanh diễn ra trên quy mô lớn, sự bất ổn trong đời sống của hàng triệu người lao động.

Nên để doanh nghiêp tự lựa chọn mô hình kinh doanh

Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, những khó khăn ở Quý III/2021 có thể tiếp tục kéo dài sang Quý IV nên mục tiêu tăng trưởng kinh tế Quý IV mà VEPR đưa ra sẽ gặp nhiều thách thức để thực hiện.

"Dự báo tăng trưởng GDP cả năm đưa ra ở mức 2,0-2,5% là con số khó đạt được và cần thêm nhiều biện pháp từ Chính phủ", ông nói. 

Đồng tình với ý kiến trên, TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp, tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp 4 khó khăn lớn.

Cụ thể, việc tiếp cận dòng tiền, tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh khó. Thứ hai, lực lượng lao động giảm đáng kể. Tại nhiều doanh nghiệp có còn 20% lượng lao động so với khi chưa có dịch Covid-19. Ngoài ra, doanh nghiệp gặp khó khăn khi khó có thể duy trì sản xuất an toàn, thông suốt và liên tục. Cuối cùng, các chi phí về phòng dịch, xét nghiệm, tuyển dụng, thu nạp người lao động mới… cao trong khi doanh nghiệp sau thời gian chống chịu dịch Covid-19 đã không còn vốn. 

Theo TS Cấn Văn Lực, cần có nguyên tắc hỗ trợ nhất quán cho doanh nghiệp và không nên hỗ trợ đại trà. TS cho biết, dù dịch nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao như: chứng khoán, thép, dịch vụ tài chính… Cần hỗ trợ theo mức suy giảm kinh tế của từng ngành, tránh trường hợp ngành nào cũng được hỗ trợ bằng nhau. 

"Đặc biệt, cần tập trung sàng lọc, lựa chọn để hỗ trợ những doanh nghiệp có khả năng phục hồi", ông nói. 

Kinh tế vĩ mô - VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, tăng trưởng GDP có thể đạt 2-2,5% (Hình 3).

Ngoài ra, TS Cấn Văn Lực cho biết để có thể phục hồi kinh tế, các địa phương cần thực hiện nhất quán Nghị quyết 128 và Nghị quyết 105 mà Chính phủ ban hành, tránh tình trạng mỗi địa phương lại có "Nghị quyết con". 

Ngoài ra, lượng vắc-xin cần ưu tiên cho các doanh nghiệp dịch vụ. Chính Phủ cần giúp doanh nghiệp giảm chi phí bằng cách không để ách tắc trong lưu thông hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chi phí xét nghiệm. 

"Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần được tự lựa chọn mô hình kinh doanh an toàn, không nhất thiết phải duy trì mô hình 3 tại chỗ", ông Cấn Văn Lực cho biết. 

Cho DN hoạt động trở lại là gói hỗ trợ có ý nghĩa nhất

TS Cấn Văn Lực cho rằng Chính phủ cần có thêm các gói hỗ trợ từ 1-2% GDP, tương đương 80-160 nghìn tỷ đồng. "Nước ta hoàn toàn có đủ dư địa để thực hiện các gói hỗ trợ, kể cả cho phép tăng trưởng tín dụng mở mức độ cao", ông nói.

TS Lê Đăng Doanh - Chuyên gia Kinh tế cao cấp, ủng hộ việc nên có gói cứu trợ lớn hơn các gói cứu trợ hiện có để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Doanh, không nên có một gói hỗ trợ lớn đột ngột, vượt quá khả năng giải ngân bởi sẽ gây khó và lãng phí nguồn lực. 

"Số ngân sách cần giải ngân quá lớn là không hiện thực. Quốc hội có thể đề ra mức cho phép tăng nhưng phải tăng từng bước", ông nói. Theo ông Doanh, quan trọng nhất là các phương án giải ngân phải cụ thể, tăng biện pháp giám sát để đảm bảo không có việc lãng phí, lạm dụng ngân sách. 

Kinh tế vĩ mô - VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, tăng trưởng GDP có thể đạt 2-2,5% (Hình 4).

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cũng đồng tình rằng các gói hỗ trợ là cần thiết, giống bình ôxy cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng theo PGS, để phục hồi nền kinh tế trong Quý IV/2021, không có gói hỗ trợ nào đủ lớn. "Việc cho doanh nghiệp hoạt động trở lại mới là gói hỗ trợ có ý nghĩa nhất", ông nói.

Cụ thể, các tỉnh phía Nam cần sớm cho hàng hóa, con người được lưu thông tự do, thuận lợi để tạo tiền đề cần thiết cho hoạt động phục hồi kinh tế. Theo PGS, dịp mua sắm cuối năm luôn có tổng cầu kinh tế cao do người dân Việt Nam đều tập trung mua sắm để kết thúc năm và chuẩn bị cho năm sau. "Quý IV lượng tiêu dùng cao nên phải thông thương mới có thể phục hồi kinh tế", chuyên gia cho hay.

Ngoài ra, tại các tỉnh có tình hình dịch đang chuyển biến biến tích cực như Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh… cần trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ, tự động về các hoạt động khôi phục kinh doanh như sản xuất an toàn kết hợp phòng, chống dịch thay vì đưa ra nhiều quy định, điều kiện. 

"Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vững tin và tập trung khôi phục sản xuất", ông nói.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho biết có thể xem xét các loại hình dịch vụ không cần thiết như nhà hàng, quán bar… hoạt động có điều kiện. "Nhóm ngành này khi có dịch đóng cửa đầu tiên nhưng khi dịch xong lại phục hồi sau cùng", ông nói. 

Theo ông, du lịch phải đi kèm với dịch vụ. Nhà nước đang kêu gọi phục hồi du lịch nhưng nếu không có dịch vụ, ngành du lịch không thể phục hồi hiệu quả.

Cuối cùng, theo PGS, cần củng cố niềm tin cho người dân bằng việc truyền thông đầy đủ, kịp thời. "Đặc biệt, cần cho người dân thấy sự nhất quán giữa các Nghị quyết, thông tư đưa ra và việc thực hiện tại các địa phương", ông nói. 

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra nhiệm vụ giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm 2021, đó là tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19; trong đó khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế…

Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc về thể chế; giảm thiểu các thủ tục và chi phí sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn,thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ giá cả, thị trường.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 ước đạt khoảng 3 - 3,5% so với mục tiêu khoảng 6%; GDP bình quân đầu người ước đạt 3.660 - 3.680 USD, thấp hơn so với mục tiêu khoảng 3.700 USD; tỉ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng ước đạt khoảng 32%, thấp hơn so với mục tiêu khoảng 44 - 47%; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ước giảm 0,5 - 1 điểm phần trăm, thấp hơn so với mục tiêu 1 - 1,5 điểm phần trăm.  

Về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Thủ tướng khẳng định mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.

Dự kiến, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 sẽ đạt khoảng 6-6,5%.

 

"Cần thêm gói hỗ trợ trị giá 1-2% GDP để phục hồi kinh tế"

Thứ 5, 21/10/2021 | 11:44
Sức khỏe nền kinh tế suy giảm rất nghiêm trọng, VEPR dự báo mức tăng trưởng âm 6,17% của Quý III/2021 chưa phản ánh hết sự đứt gãy sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế

Thứ 4, 20/10/2021 | 18:06
Ủy ban TCNS cho rằng, việc quyết tâm, chủ động, khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng là rất cần thiết.

VEPR: GDP Việt Nam năm 2021 tăng tối đa 5,8%

Thứ 6, 12/02/2021 | 13:37
Theo viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 5,6-5,8%.
Cùng tác giả

Cách nào kiểm soát công ty bảo hiểm không lách luật đầu tư bất động sản?

Thứ 5, 15/09/2022 | 20:03
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đầu tư, sở hữu BĐS để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nhưng không sử dụng và được mua cổ phiếu doanh nghiệp BĐS.

VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh

Thứ 5, 15/09/2022 | 17:40
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...

Hoàng Anh Gia Lai thu hơn 11 tỷ mỗi ngày nhờ nuôi heo, trồng chuối

Thứ 4, 14/09/2022 | 18:07
Doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.708 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 1.472 tỷ đồng.

Xả hàng cổ phiếu vốn hóa, chứng khoán giảm hơn 7 điểm

Thứ 4, 14/09/2022 | 17:42
Chứng khoán giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế khi sắc đỏ từ nhóm VN30 lan rộng ra tất cả các ngành nghề.

"Khoảng trống đột ngột" và niềm tin trên thị trường trái phiếu

Thứ 3, 13/09/2022 | 19:50
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế nhưng có quan điểm cho rằng trái phiếu lại giống trò đánh bạc.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.
     
Nổi bật trong ngày

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.