Vì sao bộ Công Thương muốn rút phương án điện một giá?

Vì sao bộ Công Thương muốn rút phương án điện một giá?

Tôn Đức Vỹ

Tôn Đức Vỹ

Thứ 3, 18/08/2020 16:56

Liên quan đến việc cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, cục Điều tiết điện lực đề nghị rút lại phương án để người dân lựa chọn giữa điện một giá và điện bậc thang.

Ngày 18/8, Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc bộ về dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng cục Điều tiết Điện lực, đã báo cáo về quá trình xây dựng dự thảo Phương án điện một giá, cũng như ý kiến phản hồi của các chuyên gia, người dân sau khi dự thảo được công bố rộng rãi.

Báo Người Lao động dẫn lời ông Tuấn, các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến phương án 2A và 2B mà bộ Công Thương đưa ra. Đây là 2 phương án bao gồm cả giá điện bậc thang lũy tiến và điện một giá để khách hàng có quyền lựa chọn.

Tiêu dùng & Dư luận - Vì sao bộ Công Thương muốn rút phương án điện một giá?

Ảnh minh họa.

Cục trưởng cục Điều tiết Điện lực cho biết phương án 2A và 2B có ưu điểm là khách hàng được quyền lựa chọn giá điện bậc thang hoặc điện một giá, tuy nhiên lại không khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện.

Chính vì vậy, cục Điều tiết Điện lực đã kiến nghị rút phương án 2A và 2B, tiếp tục cải tiến, sửa đổi biểu giá điện bậc thang từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Như vậy, với kiến nghị này, có thể sẽ không còn phương án điện một giá trong dự thảo mà bộ Công Thương đang xây dựng.

Ghi nhận của VNExpress, ông Hoàng Tiến Dũng – Cục trưởng cục Điện lực & Năng lượng tái tạo cũng đồng tình rút phương án một giá điện. Theo ông tính toán, chỉ khoảng 2% số hộ sử dụng điện có thể lựa chọn phương án này do "phải dùng nhiều điện mới có lợi, mà các hộ dùng nhiều thường là hộ có thu nhập cao, sẽ không khuyến khích tiết kiệm điện".

Trước đó phương án một giá điện không nhận được sự đồng thuận từ giới học giả, chuyên gia năng lượng. Nhiều chuyên gia cho rằng chưa rõ căn cứ để Bộ Công Thương đưa ra mức điện một giá theo tỷ lệ 145-155% giá bán lẻ bình quân. Ngoài ra, chỉ những hộ dùng có mức sử dụng điện cao - trên 700 kWh mới được hưởng lợi khi chọn dùng phương án một giá điện.

Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói, phương án một giá điện được đưa ra trong đề xuất đang "đánh đồng giữa các đối tượng sử dụng điện, vi phạm nguyên tắc trong xây dựng biểu giá bán lẻ điện là đảm bảo tiết kiệm năng lượng".

Phương án này có thể thực hiện được nhưng cần thêm các công cụ đi kèm, hỗ trợ các đối tượng nghèo trong xã hội thì "cơ chế điện một giá mới có ý nghĩa, nếu không tác động mạnh tới đối tượng yếu thế, hộ nghèo trong xã hội". Vì thế, nếu thực hiện phương án một giá điện theo ông Tuấn Anh sẽ "rất phức tạp".

Sau khi rút phương án một giá điện, bộ Công Thương sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến góp ý phương án giá điện theo 5 bậc thang (phương án 1) để hoàn thiện, trình Thủ tướng xem xét vào quý III.

Việc sửa biểu giá bán lẻ điện, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, mục tiêu là sát thực tế mức tiêu dùng của người dân, khắc phục tình trạng biểu giá bán lẻ điện hiện tại không phù hợp khiến tiền điện tăng cao khi chuyển mùa.

Phương án giá điện theo 5 bậc thang được cải tiến từ phương án biểu giá 6 bậc thang hiện hành, đảm bảo nguyên tắc giữ nguyên giá điện bình quân hiện hành là 1.864,44 đồng một kWh. Trong đó, ghép bậc 1 và bậc 2 thành 1 bậc (0-100 kWh) nhưng giá bậc 1 được giữ nguyên như hiện hành ở mức 1.678 đồng một kWh.

Cùng đó, phương án này cũng giữ nguyên giá các khách hàng sử dụng101-200 kWh và ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới 401 - 700 kWh và trên 701 kWh.

Bá Di (T/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.