Hồ Giáo-nhân vật trong tác phẩm “Đàn bê của anh Hồ Giáo” đã qua đời
Hàng triệu người dân Việt Nam đã từng xúc động khi học tác phẩm “Đàn bê của anh Hồ Giáo” trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2. Vì thế, khi con người cần mẫn, giảm dị, tử tế, đáng yêu đến thế qua đời vào chiều qua (14/10), nhiều người đã nhỏ lệ tiếc thương.
Tác giả Trần Đăng, Báo Thanh Niên cũng từng viết: "Có người đặt câu hỏi: Vì sao Hồ Giáo nhận danh hiệu anh hùng, mà những 2 lần? Chơi với ông đã 20 năm nay, tôi cũng đã từng tự hỏi lòng mình như thế. Bây giờ thì tôi mới rõ: vì ông là… Hồ Giáo, một Hồ Giáo luôn tận tụy và trách nhiệm với công việc, một Hồ Giáo luôn luôn sạch, một Hồ Giáo không bao giờ quá phận, hay cơ cầu mà luôn tử tế với mọi người kể cả khi người ta chẳng chịu "tử tế" với ông".
Nghe lại ca khúc "Bài ca anh Hồ Giáo"
Ông Hồ Giáo quê xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; là đại biểu Quốc hội khóa IV, V và VI. Ông là người được 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vào các năm 1966 và 1986.
Ông ra tham gia cách mạng từ rất sớm. Cuộc đời ông đã có rất nhiều cống hiến lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự phát triển của ngành chăn nuôi trong nước.
Ông từng được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng giao trách nhiệm nuôi 15 con trâu Mura do Thủ tướng Ấn Độ trao tặng để làm sức kéo và lấy sữa.
Sau nhiều năm nhân giống, hiện giống trâu Mura vẫn đang được chăm sóc tại trại trâu của cụ Hồ Giáo tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi…
Ông Hồ Giáo cũng từng được nhiều nhà thơ, nhạc sĩ lấy cảm hứng sáng tác, ca ngợi như tác phẩm “Gặp anh Hồ Giáo” của nhà thơ Tố Hữu viết năm 1972, nhân vật Nhẫn trong tác phẩm “Cỏ non” của nhà văn Hồ Phương và một số ca khúc của các nhạc sĩ.
Bài thơ Gặp anh Hồ Giá