Vì sao nhiều khách hàng

Vì sao nhiều khách hàng "quay lưng" với Now trước cả khi bị tẩy chay?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 24/04/2021 | 07:55
0
Nhiều khách hàng cho biết đã ngừng sử dụng Now từ trước khi có làn sóng kêu gọi tẩy chay vì nền tảng này không tiện ích và có nhiều khuyến mãi như trước.
Tiêu dùng & Dư luận - Vì sao nhiều khách hàng 'quay lưng' với Now trước cả khi bị tẩy chay?

Now bị chỉ trích vì không đảm bảo quyền lợi cho giới tài xế.

Nền tảng giao đồ ăn Now đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích về chính sách ghép đơn gần đây. Giới tài xế cộng tác cũng liên tục tố cách vận hành của công ty có những bất cập, như chiết khấu không tương xứng, đo khoảng cách bị lệch km…

Trong lúc có nhiều khách hàng sát cánh ủng hộ giới tài xế Now đòi quyền lợi, thì một số khác lại nằm ngoài làn sóng kêu gọi tẩy chay. Trên thực tế, họ đã ít sử dụng Now từ trước đó và chuyển dần sang các nền tảng giao đồ ăn khác. Những người này không chạy theo đám đông mà lựa chọn sử dụng dịch vụ theo cảm nhận riêng mình.

Tiết kiệm

“Tôi có biết về vụ tẩy chay Now, nhưng không quan tâm lắm. Tôi nghĩ đó là chuyện của tài xế, họ đấu tranh không được thì nên chuyển sang ứng dụng khác. Tôi chỉ quan tâm ứng dụng nào nhiều khuyến mãi hơn thì dùng”, Phương, 21 tuổi, sinh viên năm cuối một trường đại học trên địa bàn Hà Nội cho biết.

Đang làm thực tập sinh cho một văn phòng luật, cô gái này không quá bận rộn nhưng cũng không thích việc nấu nướng tại phòng vì chỉ có một mình. Phương thường xuyên gọi đồ ăn về nhà, một phần để tiết kiệm thời gian, phần khác là vì đồ ăn đa dạng, giá thành rẻ hơn khi ăn tại quán.

Để tiết kiệm chi phí ăn uống ở mức tối đa, Phương sử dụng cùng lúc cả 4 ứng dụng giao đồ ăn phổ biến là Now, Grab Food, GoJek, Baemin. Phương hay đùa rằng mình đang “một chân đạp bốn thuyền”.

Thường khi đến giờ ăn, Phương sẽ không quá coi trọng việc chọn món ăn cụ thể mà sẽ lên từng ứng dụng xem hàng quán nào đang khuyến mãi. Khi chọn một quán ăn vừa ý, cô vào cả 4 app để so sánh giá. Bên nào giá rẻ hơn Phương sẽ chốt đặt. Lướt qua lướt lại từng ứng dụng, thời gian lựa thực đơn của Phương có khi kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Vì có thời gian rảnh rỗi, cô không coi đây là điều mất thời gian, miễn là tiết kiệm được thêm tiền.

Quy tắc đặt món của Phương là, ít nhất nếu không có mã giảm giá trên món thì phải có giao miễn phí. Phương không thích phải trả thêm phí giao hàng vì cô cho rằng, đó là lãng phí và không không ngoan khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn công nghệ.

Thậm chí, chỉ cần phí đặt món của ứng dụng này rẻ hơn ứng dụng khác vài ba nghìn đồng cũng đủ là ưu tiên để Phương lựa chọn.

“Có khi tôi mất đến hàng tiếng đồng hồ để tính toán, áp các loại mã giảm giá cùng nhau để rẻ hơn, dù chỉ rẻ hơn được không đáng kể. Nhưng con gái là vậy, luôn chi li từng đồng”, Phương giải thích.

Hiện tại, các nền tảng giao đồ ăn Now, Grab Food, GoJek, Baemin vẫn thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi về giảm giá món, quán chọn lọc, khung giờ sale, freeship cho đơn đủ điều kiện, để người dùng lựa chọn.

Nhưng Phương gần đây chỉ sử dụng chủ yếu là Grab Food và Baemin. Không phải vì đi theo lời kêu gọi tẩy chay Now mà chỉ đơn giản là Now hiện tại ít khuyến mãi “hời”như trước. Now trước đó thường có mã freeship hàng tuần cho khách hàng, với đơn tối thiểu chỉ từ 40 nghìn, nhưng giờ đây đa phần là từ 70 nghìn trở lên.

Các mã khuyến mãi khác như giảm giá món từ 20 nghìn cũng dành cho đơn từ 50 nghìn trở lên, trong khi đơn 70 nghìn đồng chỉ giảm 30 nghìn. Điều kiện này được cho là chỉ phù hợp với đặt nhóm, còn đối với sinh viên như Phương là quá cao, khi cô thường chỉ đặt món ăn từ 30-40 nghìn.

Hơn nữa, mức giảm này theo Phương là không thấm tháp vào đâu, vì phí giao hàng đôi khi cộng thêm với phí dịch vụ, phí gửi xe cũng vượt quá con số đó.

“Now nhiều hàng quán hơn, nhưng tôi thường dùng Grab Food hoặc Baemin. Đặc biệt là Baemin, thường giảm giá sâu và hoàn toàn freeship. Nhưng bên này hàng quán còn hơi ít. Nhiều khi có món gì đó không có, thèm lắm thì mới quay lại Now”, Phương nói.

Nhu cầu

Tiêu dùng & Dư luận - Vì sao nhiều khách hàng 'quay lưng' với Now trước cả khi bị tẩy chay? (Hình 2).

Grab Food có lợi thế về tài xế đông đảo nhưng phí giao hàng lại cao.

Khác với giới sinh viên như Phương, những người đi làm lại sử dụng các nền tảng giao đồ ăn công nghệ theo cách khác. Với công việc tất bật của một chuyên viên ngân hàng, Đảm, 30 tuổi, thường ăn trưa khá muộn. Anh cũng ít khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn, nhưng khi đã sử dụng thì chỉ quan tâm đến hai yếu tố: tiện và nhanh.

“Thỉnh thoảng mình cũng dùng đặt đồ ăn vào lúc 1,2h chiều. Lúc ấy đói thì chỉ mở ra chọn món gọi cho nhanh thôi, cũng không quan tâm mã giảm giá gì lắm”, Đảm nói.

Không có nhiều thời gian để khám phá ứng dụng, cũng không quan tâm đến giá đắt hay rẻ, Đảm chỉ thích nền tảng nào giao diện trực quan, tài xế giao nhanh, thanh toán tiện lợi là sẽ chỉ quen sử dụng bên đấy.

Đảm ít khi dùng Now vì không quen giao diện quá nhiều thông tin và nhiều thao tác của ứng dụng này, thứ mà anh cho là “lằng nhằng, rối mắt”. Anh quen dùng Grab Food, một phần vì có thể vừa gọi xe di chuyển, vừa gọi đồ ăn trên cùng một ứng dụng. Ngoài ra, theo Đảm, ứng dụng của Grab liên kết nhiều phương thức thanh toán hơn, tiền sẽ tự động trừ khi khách nhận hàng.

Nhưng có một điều Đảm thích ở Now đó là tài xế sẽ không gọi điện xác nhận đặt hàng, cũng như ít khi hủy đơn. Trong khi với Grab Food, tài xế thường hay gọi điện hỏi lại đơn, thậm chí hủy không lý do. Theo Đảm, việc gọi lại xác nhận khiến anh cảm thấy phiền phức.

“Thực ra mình không rõ về vụ tẩy chay Now. Mình chỉ nghĩ đơn giản là dùng ứng dụng nào phù hợp với điều kiện, nhu cầu mỗi người. Now ngồn ngộn thông tin, mày mò hơi mất thời gian nên không hợp để dùng chứ cũng chẳng phải tẩy chay”, Đảm chia sẻ.

Xu hướng

Quan tâm đến cả tiện ích lẫn chi phí, Tùng, nhân viên văn phòng 24 tuổi, vẫn sử dụng đa dạng các loại ứng dụng giao đồ ăn, nhưng sẽ thích thú hơn với ứng dụng nào là xu hướng mới.

Là người trẻ yêu thích công nghệ và khám phá, Tùng thay đổi dịch vụ giao đồ ăn thường xuyên, thường là cảm tính, không vì lý do cụ thể nào.

“Mình dùng lộn xộn, lúc thứ này lúc thứ kia. Kiểu mỗi cái có thế mạnh. Gọi đồ uống cho các chị em thì hay gọi Now vì trà sữa hay khuyến mại, giảm giá. Grab Food thì lúc nào cần nhanh vì tài xế đông. Baemin thì giờ thấy bạn bè hay dùng thì dùng nhiều hơn, vì cũng rẻ”, Tùng chia sẻ.

Tiêu dùng & Dư luận - Vì sao nhiều khách hàng 'quay lưng' với Now trước cả khi bị tẩy chay? (Hình 3).

Baemin cùng đang bước vào cuộc chơi "đốt tiền" lấy thị phần.

Theo Tùng, lợi thế của Now là giữ được phí ship ổn định ở mức 15 nghìn, ít khi tăng vào giờ cao điểm. Trong khi Grab Food tăng theo kiểu khó chấp nhận. Đôi khi trưa đông hoặc trời mưa, phí ship lên tới gần 30 nghìn cho khoảng cách dưới 3km. Tài xế hay có kiểu hủy đơn của khách, đợi phí ship tăng lên mức cao mới nhận đơn.

Hơn nữa, Now có thùng đựng nên đồ ăn ít khi bị sự cố hoặc món ăn bị nguội lạnh. Tài xế Grab Food thì hay treo đồ ăn ở xe, đôi khi không cẩn thận làm vương vãi, gây mất thẩm mỹ.

Gần đây, Baemin được Tùng và bạn bè lựa chọn nhiều hơn vì phương thức vận hành tập trung vào giao đồ ăn giống như Now, nhiều phương thức thanh toán, nhiều ưu đãi, hình ảnh gần gũi với giới trẻ. Nhưng điểm trừ là ít tài xế, ít hàng quán, giao diện ứng dụng nhiều lỗi.

“Chỉ dùng Baemin vào lúc ít người sử dụng thì tốt, chứ dùng vào giờ cao điểm thì thường không có tài xế nhận đơn”, Tùng nhận xét.

Với Tùng, những lùm xùm của Now với tài xế những ngày qua chưa phải là lý do đủ lớn để khiến anh tẩy chay ứng dụng này. Anh cho rằng, để tẩy chay một thứ gì đó cần có một lý do đặc biệt khó chịu.

“Ít nhất là trải nghiệm của mình cảm thấy chưa đến nỗi phải tẩy chay thì mình sẽ không làm vậy. Now vẫn nổi tiếng nhưng mình nghĩ ứng dụng này đang ì ạch, ít đổi mới. Mình cũng ít dùng Now hơn kể từ khi có các ứng dụng khác”.

Tùng cùng nhiều bạn trẻ khác sử dụng các nền tảng giao đồ ăn có chung quan điểm, sự hiện diện của nhiều ứng dụng sẽ mang đến cho họ những lựa chọn tốt hơn.

Sau tất cả, chính các công ty muốn tồn tại thì họ phải thay đổi từng ngày, hướng đến khách hàng nhiều hơn. Những bê bối trong cách vận hành, cộng tác với tài xế sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng trong việc lựa chọn nền tảng giao đồ ăn nhưng là không nhiều.

Trong một bài viết Facebook gần đây liên quan đến làn sóng tài xế kêu gọi tẩy chay Now, cộng đồng mạng đã có nhiều quan điểm trái chiều.

Một phần ý kiến ủng hộ tài xế, ngừng sử dụng Now. Có các bình luận kêu gọi chuyển sang các nền tảng mới nhiều chính sách ưu đãi. Phần còn lại cho rằng các nền tảng như Grab, Baemin sau này rồi cũng đi theo chu kỳ của Now: đốt tiền lấy thị phần, tài xế được trả thu nhập cao, người dùng có nhiều ưu đãi, nhưng khi cuộc chơi đã định hình được kẻ thắng người thua, nền tảng nào rồi cũng sẽ chơi bài ngửa.

Sau cùng, người tiêu dùng sẽ phải tập chấp nhận bất kỳ chính sách nào mà nền tảng giao đồ ăn đó đưa ra, bởi khi cuộc cạnh tranh ngã ngũ, chỉ còn kẻ mạnh tồn tại thì khách hàng có tẩy chay cũng sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác.

Tag: giao hàng

Now và chuyện tẩy chay không của riêng ai: "Trả tôi tiền mồ hôi nước mắt”

Thứ 5, 22/04/2021 | 13:52
Biểu tình, tưới xăng tự thiêu chỉ là một trong số nhiều cách đấu tranh của giới tài xế với các hãng giao đồ ăn công nghệ.

[E] Nhìn lại vụ tẩy chay Now: Sau cùng “người thua cuộc” vẫn là tài xế

Thứ 5, 22/04/2021 | 10:17
Tài xế đấu tranh, Now đã nhượng bộ. Nhưng cuộc chiến sẽ không kết thúc. “CEO của Now giống người làm chính trị hơn là doanh nhân”, một tài xế ví von.

Tài xế Grab "cày" một ngày không bằng bán vé số: Nạn nhân của chiến lược "vỗ béo rồi vắt sữa"

Thứ 4, 10/03/2021 | 13:00
“Lái xe một ngày, tôi không kiếm được bằng người bán vé số”, tài xế Nghĩa cho biết. “Tôi chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng khi làm việc từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối".

GrabFood, Now chuẩn bị đón đối thủ mới từ "gã khổng lồ" Google

Thứ 7, 25/05/2019 | 20:59
Bạn có thể gọi đồ ăn từ các nhà hàng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm qua Google hoặc thông qua trợ lý ảo Assistant trên điện thoại. Danh sách nhà hàng bạn có thể chọn sẽ phụ thuộc vào phương thức giao hàng của họ.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Du lịch Huế "bội thu" dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:32
Số lượng khách du lịch đến Huế trong dịp lễ 30/4-1/5 năm nay cao hơn dịp Tết Nguyên Đán vừa qua.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít sau kỳ nghỉ lễ

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:08
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (2/5).
     
Nổi bật trong ngày

Du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng “thắng lớn” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Thế mạnh du lịch biển giúp du khách ùn ùn kéo đến Quảng Ninh và Hải Phòng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, vượt xa kỳ vọng của 2 địa phương về cả số lượng lẫn doanh thu.

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Kiên Giang: Đón hơn 270 ngàn du khách dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Theo thống kê trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Kiên Giang ước đón 272.547 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".