Vì sao mái cung điện Tử Cấm Thành không có vết phân chim suốt 600 năm?

Vì sao mái cung điện Tử Cấm Thành không có vết phân chim suốt 600 năm?

Thứ 4, 28/06/2023 | 07:00
0
Dù đã trải qua hơn 600 năm nhưng mái của các căn phòng, cung điện trong Tử Cấm Thành không hề có phân chim. Vì sao lại như vậy?

Tử Cấm Thành, hay Cố cung, là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới trải qua 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc. Ngày nay, nơi này là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất đất nước tỷ dân.

Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời nhà Minh và được hoàn thành sau 13 năm. Đến nay trải qua hơn 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành vẫn giữ được vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, trường tồn với thời gian.

Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 với 800 cung điện lớn nhỏ. Có thể thấy, Tử Cấm Thành là công trình vô cùng rộng lớn với nhiều điểm tham quan hấp dẫn. Bên cạnh đó, xung quanh Tử Cấm Thành tồn tại rất nhiều giai thoại khác nhau, một trong số đó là dù trải qua hơn 600 năm nhưng mái cung điện trong Tử Cấm Thành chưa từng bị vấy bẩn bởi phân chim. 

Đời sống - Vì sao mái cung điện Tử Cấm Thành không có vết phân chim suốt 600 năm?

Tử Cấm Thành có rất nhiều giai thoại khác nhau, một trong số đó dù trải qua hơn 600 năm nhưng mái của các căn phòng, cung điện không hề có phân chim.

Hẳn không ít người thắc mắc về điều này, tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ về phần mái ngói của các cung điện trong Tử Cấm Thành, bạn sẽ tìm được câu trả lời.

Như chúng ta đã biết, Tử Cấm Thành là một trong những cung điện cấu trúc gỗ hoàn chỉnh và có quy mô lớn nhất thế giới, được xây dựng từ năm 1406, đến nay đã tồn tại hơn 600 năm.

Là nơi ở của Hoàng đế, ngoại trừ quy mô lớn, thiết kế tinh xảo, điều kiện vệ sinh cũng phải đảm bảo tuyệt đối. Nếu không may Hoàng đế đang đi đường mà phát hiện có phân chim trước mặt, hẳn là kẻ hầu người hạ phụ trách khu vực đó phải chịu án tử. Đồng thời, trên nóc cung điện của Hoàng đế lại dính đầy phân chim, đương nhiên là chuyện không thể chấp nhận. Nhưng để thái giám mỗi ngày leo lên nóc quét dọn cũng không hợp lý. Cho nên, ngay từ công đoạn xây dựng, người Trung Quốc xưa đã tính đến trường hợp này.

Đầu tiên, nóc cung điện trong Cố cung được lợp bằng ngói lưu ly liền mạch không kẽ hở. Ngói lưu ly sử dụng nguyên liệu có nhiều thành phần khoáng thạch, sau quá trình sáng lọc nghiền nát, ép tạo hình, cuối cùng nung trong lò nhiệt độ cao mà thành, do đó loại ngói này có rất nhiều ưu điểm. Ví dụ như độ mịn và trơn láng cao, khiến lũ chim không thể đậu trên mái.

Đời sống - Vì sao mái cung điện Tử Cấm Thành không có vết phân chim suốt 600 năm? (Hình 2).

Trường hợp chim bay qua để lại phân rơi xuống mái ngói, nhờ độ dốc, tính trơn mượt cùng chất liệu đặc biệt nên phân chim không thể bám dính quá chặt, mà nhanh chóng khô đi dưới nắng hoặc bị nước mưa rửa trôi.

Thêm vào đó, mái của các cung điện trong Tử Cấm Thành đều có màu vàng. Theo quan niệm của người xưa, ngói men vàng và tường đỏ là biểu tượng của hoàng thất. Màu vàng này đồng thời khiến cho loài chim bị chói mắt và giảm bớt khả năng quan sát. Do đó, chúng sẽ không sà xuống mái nhà.

Thứ hai, mái ngói các cung điện trong Tử Cấm Thành có độ dốc lớn. Cộng thêm độ trơn mịn của ngói lưu ly, chim đậu lên hầu như không thể đứng vững.

Thực tế, tại Trung Quốc có kiểu kiến trúc gọi là “Oanh bất lạc tưởng đỉnh”, nghĩa là chim không thể đậu trên đỉnh. Lối thiết kế này chủ yếu tập trung vào độ dốc, độ rộng của mỗi viên gạch đều lớn hơn khoảng cách giữa các ngón chân của tất cả các loài chim khiến chúng không thể đậu quá lâu hay làm tổ.

Kiểu xây dựng này rất hiệu quả trong việc hạn chế chim chóc đậu và thải phân trên mái nhà.

Tương tự như vậy, nếu một hạt giống rơi xuống mái nhà của Tử Cấm Thành, thì nó cũng sẽ lăn xuống rất nhanh nhờ ngói, hoặc bị mưa lớn cuốn trôi. Cũng vì thế mà chúng không có cơ hội mọc và phát triển.

Cuối cùng, người Trung Quốc xưa đã sử dụng một loại sơn phủ đặc biệt trên bề mặt ngói lưu ly, chim chóc rất ghét mùi này nên đa phần không chọn mái ngói trong Cố cung làm nơi đậu hay dừng chân.

Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền cách nói Hoàng đế là chân long thiên tử, nên lũ chim sợ hãi, không dám đậu tại “nơi ở của rồng”. Đương nhiên đây chỉ là niềm tin không có cơ sở khoa học.

Trên thực tế, môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại, chim ngày càng ít hơn bởi rất nhiều nguyên nhân. Đừng nói đến mái ngói cung điện trong Cố cung, ngay cả mái nhà bình thường cũng không còn thường xuất hiện phân chim. Hơn nữa, Cố cung tọa lạc trong thành phố Bắc Kinh nhộn nhịp, đương nhiên đây không phải là nơi mà động vật hoang dã nói chung và chim nói riêng, cư ngụ.

Minh Hoa (t/h)

Hé lộ lý do du khách không được vào thăm lãnh cung của Tử Cấm Thành

Chủ nhật, 12/02/2023 | 19:00
Tử Cấm Thành mở cửa đón khách du lịch từ khắp nơi tới tham quan. Tuy nhiên, nơi từng làm lãnh cung lại tuyệt nhiên không cho khách vào thăm. Tại sao lại như vậy?

Sàn gạch ở Tử Cấm Thành rạn nứt hé lộ bí mật không thể ngờ

Thứ 6, 15/07/2022 | 13:15
Sau khi lớp gạch lát sàn trước cửa điện Thái Hòa được lật lên, một bí mật chôn vùi suốt thời gian dài trong Tử Cấm Thành đã dần được hé lộ.

Vì sao Tử Cấm Thành có gần 200 con mèo nhưng ít ai nhìn thấy chúng?

Thứ 2, 13/06/2022 | 11:44
Trong các bức ảnh về Tử Cấm Thành, bên cạnh những cung điện bề thế, nguy nga, chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều... mèo.

Tại sao giếng ở Tử Cấm Thành chứa đầy châu báu nhưng không ai dám lấy?

Thứ 2, 01/11/2021 | 06:58
Tử Cấm Thành có những chiếc giếng được cho là chứa đầy châu báu nhưng kỳ lạ là không ai dám phá giếng để lấy lên, thậm chí cả các nhà khảo cổ. Tại sao lại như vậy?
Cùng chuyên mục

Bình Phước: Hơn 1,5 tỷ đồng cho hoạt động tháng công nhân năm 2024

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:00
Bình Phước đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo”, xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần cho người lao động.

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:00
Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu chính thức mở cửa phục vụ du khách.

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Loại quả “chua chát” xưa không ai ngó nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:25
Có vị chát, lại có cả vị chua vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua thứ quả rừng Tây Bắc này về thưởng thức cho thỏa cơn thèm.

Anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 10 tỷ đồng/năm nhờ nuôi loài “chim tiền tỷ”

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:30
Nuôi thứ “chim tiền tỷ”, anh Nguyễn Văn Tú (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.