Vì sao Mỹ và Đức chưa hỗ trợ xe tăng Abrams, Leopard cho Ukraine?

Thứ 7, 03/09/2022 14:53

Abrams và Leopard 2 là hai xe tăng chủ lực của NATO và sự xuất hiện của hai mẫu xe tăng này sẽ giúp lực lượng tăng thiết giáp Ukraine gia tăng sức mạnh đáng kể.

img

Leopard 2 là xe tăng chủ lực của NATO ở châu Âu.

Trả lời trong chuyến thăm Đức, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nói Kiev mong muốn phương Tây hỗ trợ các xe tăng chiến đấu hiện đại, là phương tiện quân sự mà Ukraine đang rất cần để đối phó Nga.

“Chúng tôi mong muốn Mỹ hỗ trợ xe tăng Abrams và với Đức, chúng tôi hi vọng nhận được xe tăng Leopard 2. Đây là hai mẫu xe tăng hiện đại mà Ukraine đang rất cần trên chiến trường”, ông Shmyhal trả lời phỏng vấn trên báo Đức Deutsche Welle.

Mỹ và NATO đã hỗ trợ Ukraine nhiều trang thiết bị vũ khí phương Tây, nhưng xe tăng luôn nằm ngoài phạm vi được nhắc tới. Ukraine chỉ nhận được các xe tăng hệ Liên Xô/Nga ở các mức độ hiện đại hóa khác nhau.

img

Xe tăng Leopard 2A4.

Theo báo Ukraine, lý do phương Tây chần chừ chưa hỗ trợ Ukraine xe tăng không nằm ở khía cạnh chính trị. Bằng chứng là Đức đã cung cấp cho quân đội Ukraine các hệ thống pháo tự hành PzH-2000.

Với xe tăng Leopard 2, quân đội Đức đang gặp khó trong việc khôi phục xe tăng cất giữ trong kho dự trữ. Bằng chứng là các đồng minh như Ba Lan và CH Czech đến nay vẫn chưa nhận đủ số xe tăng Leopard 2 mà Đức đã cam kết.

Theo Defense Express, Đức có thể cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard 2 với số lượng 20 chiếc. Nhưng Kiev có thể phải chờ đến năm 2023 mới nhận được xe tăng.

Một nguyên nhân khác là do NATO có thể lo ngại xe tăng Leopard bị phơi bày điểm yếu nếu tham gia chiến đấu ở Ukraine.

Leopard 2 được coi là mẫu xe tăng tổng hợp những tinh túy bậc nhất của ngành chế tạo xe tăng Phương Tây. Tuy nhiên, trong quá trình thực chiến ở Syria, mẫu xe tăng Đức đã bộc lộ một số nhược điểm.

img

Xe tăng chủ lực Abrams của Mỹ.

Tháng 1.2017, báo Đức Die Welt dẫn nguồn tin cho biết các tay súng khủng bố IS sử dụng tên lửa chống tăng Kornet do Nga sản xuất, bắn cháy 6 xe tăng Leopard của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, quân đội Mỹ có kho dự trữ xe tăng M1A1/A2 Abrams dồi dào lên tới 3.700 chiếc, theo Defense Express. Nhưng trừ khi Mỹ trực tiếp cung cấp cho Ukraine xe tăng từ kho dự trữ, quá trình chờ đợi sẽ là rất lâu.

Ba Lan sẽ nhận 116 xe tăng Abrams vào năm tới, trong khi hợp đồng mua 250 chiếc khác chỉ có thể được công ty quốc phòng Mỹ bàn giao kể từ năm 2025.

Một vấn đề khác là mẫu xe tăng hạng nặng lên tới 60 tấn này có thể không phù hợp chiến đấu ở Ukraine, do Kiev thiếu các mạng lưới hạ tầng và đường giao thông phù hợp để xe tăng Abrams di chuyển tới tiền tuyến.

Tại những khu vực không có cầu hoặc đường xá đáp ứng đủ yêu cầu, chiếc xe tăng này sẽ phải chờ công binh làm đường, rất mất thời gian và dễ bị đối phương tập kích.

Hoạt động huấn luyện binh sĩ, hỗ trợ hậu cần, tích trữ đạn được cho xe tăng Abrams chiến đấu ở Ukraine cũng là thách thức lớn đối với Mỹ.

Xe tăng Abrams sử dụng động cơ tuabin khí, tiêu tốn nhiên liệu “một cách khủng khiếp” khi vận hành. Đây là lý do xe tăng Mỹ sẽ khó có thể vận hành trơn tru khi hoạt động ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba.

Đăng Nguyễn - Defense Express

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.