Vì sao Quốc Cường Gia Lai giải thể công ty BĐS do ái nữ của Chủ tịch lãnh đạo?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai giải thể công ty BĐS do ái nữ của Chủ tịch lãnh đạo?

Trịnh Thị Phương Ly

Trịnh Thị Phương Ly

Thứ 5, 01/07/2021 13:38

Quốc Cường Gia Lai đã quyết định giải thể công ty TNHH BĐS Quốc Cường Phước Kiển do bà Lại Thị Hoàng Yến - con gái ông Lại Thế Hà làm đại diện pháp luật.

Mới đây, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Quốc Cường Gia Lai, MCK: QCG, HoSE) vừa công bố thông tin về việc giải thể Công ty TNHH Bất động sản Quốc Cường Phước Kiển. 

Trước khi quyết định giải thể Quốc Cường Phước Kiển, vào tháng 6 vừa qua, HĐQT QCG đã thông qua việc thành lập CTCP Diamond Bay với số vốn góp gần 150 tỷ đồng, tương đương 25% vốn của Diamond Bay. Theo đó, số vốn góp sẽ được QCG giải ngân theo tiến độ kinh doanh của Diamond Bay.

Được biết, công ty Phước Kiển được thành lập từ năm 2015 với tổng vốn điều lệ là 6 tỷ đồng, trong đó Quốc Cường Gia Lai sở hữu 80% vốn. Đại diện pháp luật của Quốc Cường Phước Kiển là bà Lại Thị Hoàng Yến, con gái của ông Lại Thế Hà – Chủ tịch HĐQT QCG.

Tài chính - Ngân hàng - Vì sao Quốc Cường Gia Lai giải thể công ty BĐS do ái nữ của Chủ tịch lãnh đạo?

Ông Lại Thế Hà (thứ 2 từ trái qua) - Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai cùng bà Nguyễn Thị Như Loan tại đám cưới của doanh nhân Nguyễn Quốc Cường - Đàm Thu Trang năm 2019

Theo thông tin từ Báo cáo thường niên 2020 của Quốc Cường Gia Lai, kể từ khi thành lập công ty Phước Kiển vẫn chưa có doanh thu. Nguyên nhân được cho là có liên quan đến những vướng mắc về giải phóng mặt bằng và thủ tục của dự án Bắc Phước Kiển - Nhà Bè của Quốc Cường Gia Lai.

Theo đó, dự án này có diện tích 91ha, được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng cho QCG. Tuy dự án được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư từ 2017, song đến nay doanh nghiệp vẫn giậm chân tại chỗ, chưa thể thực hiện.

Sang đầu năm 2021, QCG khởi kiện CTCP Đầu tư Sunny Island liên quan đến tranh chấp liên quan đến hợp đồng với đối tác là tại dự án Phước Kiển (Nhà Bè) ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và đã được thụ lý.

Đây cũng là dự án khiến Quốc Cường Gia Lai vướng vào khoản nợ hơn 2.000 tỷ đồng với BIDV nhiều năm trước. Đến năm 2017, khi Tập đoàn Sunny nhận chuyển nhượng một phần tại dự án này nhà phát triển bất động sản tại Gia Lai mới có thể tất toán khoản nợ trên.

Có thể thấy, việc thu hẹp sở hữu và giải thể công ty con của QCG diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp sóng gió.

Trong quý I/2021, doanh thu thuần của QCG đạt gần 347 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm trước. Nhưng do sụt giảm doanh thu tài chính nghiêm trọng trong khi chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh nên lãi ròng giảm 43%, còn gần 17 tỷ đồng.

Về đầu tư tài chính dài hạn của Quốc Cường Gia Lai ghi nhận ở mức 840 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết với giá trị là hơn 790 tỷ đồng. Bao gồm: Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phạm Gia, Công ty CP Quốc Cường Liên Á, Công ty CP Bất động sản Hiệp Phúc và Công ty CP Quốc Cường Thuận An. Tất cả các khoản đầu tư này đều bị suy giảm giá trị trong quý I/2021.

Đáng chú ý, tính đến 31/3/2021, khoản phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp ghi nhận 4.791 tỷ đồng, tới từ 2.882 tỷ đồng tiền nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển và 1.234 tỷ đồng tiền mượn của các bên liên quan.

Cùng với việc giải thể Quốc Cường Phước Kiển, Quốc Cường Gia Lai cũng công bố giải thể CTCP Bất động sản Quốc Cường Thuận An, công ty liên kết do Quốc Cường Gia Lai sở hữu 31% vốn. Doanh nghiệp này được thành lập từ tháng 2/2020 để thực hiện dự án tại Bình Dương.

PHƯƠNG LY

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.