Vì sao Việt Nam không hứng chịu "bão giá" mạnh như trên thế giới?

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 29/03/2022 | 19:29
0
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2022 khá thấp (1,92%), nước ta đã vượt qua "bão giá" của khu vực và trên thế giới.

Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát tốt

Các nước trên thế giới đang đối diện với tình trạng lạm phát tăng cao, nhất là tình trạng giá xăng dầu biến động mạnh trong thời gian trước căng thẳng giữa Nga – Ukraine nhưng tại Việt Nam, nhìn chung mặt bằng giá vẫn được kiểm soát tốt.

Tại họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội Việt Nam quý I/2022 của Tổng cục Thống kê diễn ra sáng 29/3 cho thấy, trong quý I/2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020.

Lý giải về nguyên nhân này, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, có nhiều lý do dẫn tới điều này. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm nay là khá lớn.

Theo bà Oanh, trong quý I/2022, nền kinh tế trên toàn thế giới đang dần phục hồi khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, điều này khiến cho tổng cầu của thế giới tăng mạnh. Đồng thời, trong thời gian vừa qua, nhiều quốc gia cũng đã tung ra các gói hỗ trợ kích thích tăng trưởng, điều này khiến cho tổng cầu tăng nhanh hơn.

Theo đó, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu đặc biệt là xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng tăng mạnh và đẩy giá của hàng hoá lên, gây nên áp lực lạm phát cho các nước, bao gồm cả các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Anh,…

“Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát tốt do nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa CPI khác nhau ở từng quốc gia. Chẳng hạn, dầu khí - vốn chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa CPI của Mỹ và châu Âu tăng giá mạnh vì nhu cầu phục hồi và cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine.

Còn tại Việt Nam, lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa CPI. Sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm của Việt Nam vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân”, bà Oanh lý giải.

Kinh tế vĩ mô - Vì sao Việt Nam không hứng chịu 'bão giá' mạnh như trên thế giới?

Tại Việt Nam, lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa CPI, do đó, lạm phát trong quý I/2022 được kiểm soát tốt (Ảnh: Hữu Thắng).

Dẫn chứng cụ thể, bà Oanh cho biết, giá thịt lợn đã giảm 2,72% so với tháng trước (làm CPI chung giảm 0,09 điểm phần trăm), trong đó khu vực thành thị giảm 3,11%; khu vực nông thôn giảm 2,45%. 

Giá thịt lợn giảm do quy luật tiêu dùng sau Tết Nguyên đán, giá trở về mức bình thường khi nguồn cung được đảm bảo. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I ước tính đạt 1.041,6 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm. Giá thuê nhà ở giảm 15,14% so với cùng kỳ năm trước do nhiều hộ gia đình giảm giá hỗ trợ người thuê nhà trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm CPI giảm 0,07 điểm phần trăm.

Cũng theo lý giải của Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, một lý do khác là sự chủ động trong điều hành giá của Chính phủ trong thời gian qua.

Vị này nhận định các chính sách được ban hành kịp thời giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/2; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

Công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá.

Áp lực lạm phát các tháng còn lại sẽ rất lớn

Tổng cục Thống kê nhận định, đến nay mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn. 

“Theo đánh giá của chúng tôi, áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm sẽ rất lớn. CPI tháng 3 tăng khá cao so với tháng 2, đi ngược với quy luật tháng sau Tết Nguyên đán sẽ giảm so với tháng trong Tết", bà Oanh nói.

Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. 

Cùng với tác động của những gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các quý tiếp theo, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.  Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh. 

Kinh tế vĩ mô - Vì sao Việt Nam không hứng chịu 'bão giá' mạnh như trên thế giới? (Hình 2).

Bà Oanh cho rằng, với tốc độ tăng cao của giá xăng dầu như hiện nay chắc chắn sẽ tạo ra áp lực chi phí đẩy với nền kinh tế (Ảnh: Hữu Thắng).

Theo bà Oanh, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, trong bối cảnh hàng hóa thế giới tăng cao, rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi.

“Xăng dầu chiếm tỉ trọng không cao trong rổ hàng hóa CPI của Việt Nam, nhưng với tốc độ tăng cao như hiện nay, đà tăng chắc chắn sẽ tạo ra áp lực chi phí đẩy, bởi đó là nguyên liệu đầu vào cho hầu hết ngành công nghiệp”, bà nói và cho rằng, việc đạt mục tiêu lạm phát khoảng 4% của Quốc hội là một thử thách không dễ dàng.

Chính vì vậy, theo Tổng cục Thống kê, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Đưa ra giải pháp, bà Oanh cho biết, Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới để kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam.

Đặc biệt, cần phải nhận định các mặt hàng nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay là trong dài hạn, để từ đó có giải pháp phù hợp. Kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

“Trong thời điểm áp lực lạm phát tăng rất cao thì không nên điều chỉnh tăng giá các dịch vụ y tế, giáo dục”, bà Oanh nói.

Đối với mặt hàng xăng dầu, bà Oanh cho rằng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cần theo dõi sát xăng dầu, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho xăng dầu cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước. Giảm bớt sự lệ thuộc và tác động tiêu cực của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định phát triển kinh tế của đất nước.

“Cứ thử hình dung, một ngày Hà Nội không có xăng dầu, thì các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ bị đình trệ, xáo trộn như thế nào. Do đó, cho dù giá thế giới có tăng cao đến đâu thì trong nước cũng phải đảm bảo đủ nguồn cung ứng xăng dầu cho các hoạt động của nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu”, bà Oanh nhìn nhận.

Theo đánh giá của bà Oanh, từ 1/4/2022, giá xăng dầu trong nước sẽ được giảm thuế bảo vệ môi trường 50%, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp và người dân.

Xuất nhập khẩu khởi sắc, cán cân thương mại nghiêng về hướng xuất siêu

Thứ 3, 29/03/2022 | 13:06
Quý I/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%, nhập khẩu tăng 15,9%.

Trên đà phục hồi, doanh nghiệp lạc quan vào quý II/2022

Thứ 3, 29/03/2022 | 11:03
Trong quý I/2022, cả nước có gần 34.600 DN đăng ký thành lập mới và 25.600 DN quay trở lại hoạt động, đây là con số tăng cao nhất trong quý I từ trước đến nay.

GDP quý I/2022 tăng 5,03%

Thứ 3, 29/03/2022 | 09:59
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2022, các hoạt động kinh tế của hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Giảm thuế xăng dầu sẽ giúp giảm CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,67%

Thứ 5, 03/03/2022 | 19:59
Bộ Tài chính đã có đề xuất mức giảm thuế BVMT đối với xăng là 1.000 đồng, từ 4.000 xuống 3.000 đồng/ lít, dầu diesel giảm 500 đồng, còn 1.500 đồng/lít.
Cùng tác giả

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.
Cùng chuyên mục

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Đồng Nai: Khảo sát các vị trí khai thác đất đắp thi công Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:06
Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai ước tính cần 5 triệu m3 đất đắp để phục vụ quá trình thi công.

Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 21%

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:30
Theo Sở Công thương Kiên Giang, đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hơn 290 triệu USD, đạt 31,60% kế hoạch năm, tăng 21,26% so cùng kỳ năm 2023.

Biến động giá sầu riêng: Xuất khẩu tăng cao, càng lo chất lượng

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:30
Mặc dù đem về kim ngạch xuất khẩu giá trị cao, nhưng sự “phát triển nóng” của sầu riêng đặt ra bài toán rủi ro về chất lượng.

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.
     
Nổi bật trong ngày

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Đồng Nai: Khảo sát các vị trí khai thác đất đắp thi công Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:06
Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai ước tính cần 5 triệu m3 đất đắp để phục vụ quá trình thi công.

Biến động giá sầu riêng: Xuất khẩu tăng cao, càng lo chất lượng

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:30
Mặc dù đem về kim ngạch xuất khẩu giá trị cao, nhưng sự “phát triển nóng” của sầu riêng đặt ra bài toán rủi ro về chất lượng.

Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 21%

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:30
Theo Sở Công thương Kiên Giang, đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hơn 290 triệu USD, đạt 31,60% kế hoạch năm, tăng 21,26% so cùng kỳ năm 2023.