Video: Bí mật hồ nước “ma” 3.000m2 đột nhiên biến mất sau một đêm ở Trung Quốc

Video: Bí mật hồ nước “ma” 3.000m2 đột nhiên biến mất sau một đêm ở Trung Quốc

Trương Công Hiếu

Trương Công Hiếu

Thứ 2, 27/07/2020 09:14

Hồ nước Nanling rộng 3.000 mét vuông tọa lạc tại khu vực độ ẩm cao và mưa nhiều đột nhiên biến mất chỉ sau một đêm khiến các nhà khoa học phải đích thân khảo thị để tìm lời giải đáp.

Hơn 3.000 mét vuông của hồ chứa nước Nanling (thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc) đột nhiên xuất hiện và biến mất một cách bí ẩn, được mọi người gọi là “hồ nước ma”.

Nguồn sức mạnh kỳ bí nào ẩn chứa trong hồ nước này? Tại sao có thể biến mất lạ thường như vậy?

Trong một đêm từ hàng chục năm trước, giữa các đỉnh núi Long Sơn đột nhiên xuất hiện một hồ nước rộng 3.000 mét vuông, với âm thanh kỳ lạ, tôm cá dồi dào, phong phú.

Hồ Nanling giống như kho báu của dân làng. Nhưng vào một buổi sáng của hàng chục năm sau, người dân chuẩn bị đến hồ bắt cá như mọi ngày. Khi vừa lên đến đỉnh núi, người dân bắt gặp cảnh tượng vô cùng ngỡ ngàng.

Chỉ sau một đêm, tôm cá biến mất, mặt hồ trở thành bãi đất hoang khô. Mọi người sống quanh hồ bắt đầu lo lắng. Tại sao hồ Nanling lại tự nhiên biến mất?

Một số người cho rằng do hạn hán. Nhưng đến thời tiết ở khu vực nhiệt đới cũng rất khó để một hồ nước bốc hơi trong một đêm, huống hồ đây là một hồ nước thuộc khu vực cận nhiệt đới ẩm, độ ẩm cao và mưa nhiều, hoàn toàn không thể bốc hơi sau một đêm.

Các nhà nghiên cứu đã đến khảo sát địa hình, điều tra và làm rõ nguyên nhân. Qua tìm hiểu, họ phát hiện những mỏm đá bị nứt và lỗ đất trên mặt hồ, kết nối với một mạch nước ngầm dưới lòng đất. Các nhà khoa học cho rằng hồ Nanling thực chất là hồ nước địa hình Karst.

Dòng nước ngầm của hồ giống như một nhánh cây lớn. Ở nút giao giữa thân cây và nhánh cây bị tắc, các dòng nước chung nhánh đó khó lưu thông vì thế dần tụ lại và hình thành hồ nước Nanling.

Sau khoảng một thời gian dài, khi nút giao đó không còn tắc nghẽn, nước trong hồ Nanling chảy vào các nhánh khác và biến mất chỉ sau một đêm. Âm thanh của hồ nước mà người dân nghe thấy chính là tiếng nghẽn giữa các dòng chảy karst.

Công Hiếu (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.