Viêm họng tái phát liên tục, hãy đọc bài viết này để cải thiện hiệu quả

Thứ 5, 25/08/2022 | 08:22
0
Viêm họng gây triệu chứng đau rát, làm người bệnh khó ăn, khó nuốt. Viêm họng không khó cải thiện nhưng dễ tái phát gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm họng - Biết để cải thiện hiệu quả

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như: Đau rát họng, ho, sốt, họng khô, ngứa họng… Có nhiều yếu tố gây viêm họng. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất:

- Nhiễm vi khuẩn: Nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng. Phổ biến nhất là Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A).

- Nhiễm virus: Virus gây ra cảm lạnh thông thường và cúm cũng là nguyên nhân gây viêm họng. Thống kê cho thấy, virus là nguyên nhân của hơn 90% ca viêm họng. Virus gây cảm lạnh, thủy đậu, quai bị,... là những tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm họng.

- Dị ứng: Dị ứng với lông thú cưng, nấm mốc, bụi và phấn hoa có thể gây viêm họng, sưng đau họng.

- Chất kích ứng: Ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm trong nhà như khói thuốc lá hoặc hóa chất có thể gây viêm họng mãn tính. Sử dụng thuốc lá, uống rượu và ăn thức ăn cay cũng có thể làm kích ứng cổ họng và gây viêm.

Nhiễm vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính gây viêm họng

Cách giảm viêm họng, đau rát họng tại nhà

Để cải thiện đau rát họng, viêm họng, bạn có thể thực hiện theo các phương pháp tự nhiên dưới đây:

Súc miệng nước muối giảm viêm họng

Nước muối có tác dụng tốt trong việc làm dịu niêm mạc họng, sát khuẩn, giảm viêm nhiễm. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng làm loãng dịch nhầy, loại bỏ dịch ứ đọng trong cổ họng. Do đó, súc miệng bằng nước muối thường xuyên cũng giúp giảm viêm đau họng hiệu quả.

Cải thiện viêm họng bằng rễ cam thảo

Cam thảo cũng là dược liệu được y học cổ truyền sử dụng để giảm viêm họng, đau rát họng thường xuyên tái phát. Để cải thiện viêm họng tại nhà, bạn có thể sử dụng cam thảo theo cách sau:

- Dùng rễ cam thảo nhai trực tiếp rồi nuốt nước và nhả bã. Nên dùng vài lần trong ngày để giảm nhanh cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng.

- Hoặc bạn có thể sử dụng 5g rễ cam thảo hãm cùng 250ml nước sôi trong 15 - 20 phút. Sau đó, uống từng ngụm trà nhỏ để thành phần trong cam thảo thẩm thấu sâu vào niêm mạc hầu họng.

Cách cải thiện viêm họng bằng gừng tươi

Gừng tươi là gia vị và cũng là dược liệu được đông y sử dụng nhiều đời nay với tác dụng trị cảm, ho, đau rát họng… Nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh, trong gừng tươi chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống viêm và ức chế virus RSV, nhờ đó có thể dùng để giảm viêm họng rất tốt.

Để giảm ho, bạn có thể ngậm lát gừng tươi trong miệng khoảng 10 - 15 phút. Hoặc bạn băm nát một củ gừng nhỏ pha cùng 250ml nước nóng. Sau 10 - 15 phút, thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều và dùng uống khi còn ấm.

Sử dụng gừng tươi giúp giảm viêm họng, đau rát họng

Cách cải thiện viêm họng bằng mật ong

Trong mật ong có hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh nên rất hiệu quả trong trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn. Không chỉ vậy, mật ong còn thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, nhờ đó làm dịu cổ họng, giảm đau rát, khó chịu.

Để giảm viêm họng bằng mật ong, bạn có thể áp dụng theo cách dưới đây: 

- Ngậm 1 thìa mật ong và nuốt từ từ trong miệng.

- Pha mật ong cùng nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy cũng sẽ giúp cổ họng thoải mái, giảm đau rát hiệu quả.

Cách giảm viêm họng bằng lá bạc hà

Bạc hà chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng đau rát, ngứa cổ họng ở người đang bị viêm họng. 

Để cải thiện tình trạng viêm họng, đau rát họng, bạn chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch rồi vò nhẹ. Sau đó cho vào ấm và hãm với 250 - 300ml nước sôi. Đậy nắp, chờ trong 10 -15 phút và dùng trà khi còn ấm. Có thể thêm 1 ít đường phèn vào để dễ uống hơn.

Sử dụng xịt họng thảo dược giảm viêm họng

Sử dụng xịt họng thảo dược để giảm triệu chứng đau rát họng, viêm họng là xu hướng đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Các sản phẩm này khá lành tính, an toàn và không gây kích ứng cho niêm mạc miệng họng. Điển hình trên thị trường hiện nay là Xịt họng Khiết Khang.

Xịt họng thảo dược Khiết Khang chứa thành phần chính là Hinokitiol - một hoạt chất sinh học đã được nghiên cứu trên thế giới chứng minh tác dụng kháng khuẩn, kháng virus - nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng, đau rát họng. Xịt họng Khiết Khang giúp hỗ trợ trị viêm họng, đau rát họng, các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mạn tính do vi khuẩn, virus, thay đổi thời tiết… một cách an toàn, hiệu quả.

Khiết Khang chứa thành phần chính Hinokitiol giúp ngăn ngừa viêm nhiệt miệng

Viêm họng hay tái phát ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, công việc của người mắc. Để cải thiện tình trạng này hiệu quả, bạn hãy sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện đau rát họng, viêm họng, điển hình như Xịt họng Khiết Khang.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục

Công bố lợi nhuận kỷ lục, cổ phiếu DN này cũng tăng đỉnh lịch sử

Thứ 2, 06/05/2024 | 07:09
Cổ phiếu bất ngờ bật tăng lên mức đỉnh lịch sử, đưa vốn hóa của doanh nghiệp này vượt 200.000 tỷ đồng, hiện chỉ xếp sau các ngân hàng Vietcombank và BIDV...

Ảnh thực tế Hyundai Stargazer X 2024 tại đại lý Việt Nam

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:52
Theo tư vấn bán hàng, Hyundai Stargazer X 2024 đã sẵn sàng để bàn giao cho khách.

Ra mắt 2024 Yamaha Nmax 125, giá nhỉnh 120 triệu đồng

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:52
Xe tay ga 2024 Yamaha Nmax 125 mới được cập nhật tại thị trường, đem tới tùy chọn hấp dẫn cho các tay lái có bằng A1.

Loại vũ khí Mỹ mà Ukraine muốn sở hữu nhất hiện nay

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:52
Ukraine đặc biệt quan tâm tới máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của Mỹ và đã đưa UAV này lên hàng đầu trong danh sách các vũ khí muốn nhận được từ phương Tây.

Sốt đất nền và những lưu ý không thể bỏ qua trước khi "xuống tiền"

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:45
Mặc dù thị trường chung còn ảm đạm và nhiều khó khăn, nhưng vẫn có những khu vực đất nền ven Hà Nội người mua kẻ bán khá sôi động. Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh trở thành nạn nhân “tiền mất tật mang” từ những cơn “sốt ảo”.