"Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn"

"Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn"

Lê Tuấn

Lê Tuấn

Thứ 3, 28/09/2021 08:00

TGĐ Samsung Việt Nam cho rằng, Covid-19 đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chiều ngày 27/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức buổi tọa đàm “COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng”.

Đây là buổi tọa đàm nhằm khẳng định thông điệp và chủ trương nhất quán của Chính phủ về quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua đại dịch, từng bước phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Thể hiện tinh thần đoàn kết, sẵn sàng sẻ chia khó khăn để cùng vượt qua tác động của đại dịch COVID-19, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam, Choi Joo Ho cho biết, nhằm hiện thực hóa cam kết đóng góp vào sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật của Việt Nam thông qua việc đào tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực công nghệ cao, Tập đoàn đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển riêng Samsung tại khu đô thị Tây Hồ Tây, thủ đô Hà Nội với tổng diện tích xây dựng là 11.603m2 và diện tích sàn là 79.511m2. Nguồn vốn đầu tư lên tới 220 triệu USD, hiện đã hoàn thành tiến độ trên 50%, thời gian dự kiến đi vào hoạt động là quý IV năm 2022.

Hồ sơ doanh nghiệp - 'Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn'

Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho

Trung tâm nghiên cứu và phát triển này có thể thu hút tới 3.000 kỹ sư Việt Nam, dự kiến sẽ nghiên cứu về các mảng trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), mạng 5G… tạo tiền đề để Việt Nam có thể đi trước đón đầu với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Về mặt dài hạn, trung tâm nghiên cứu và phát triển của Samsung được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc nâng cao năng lực ngành công nghệ thông tin cũng như năng lực cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam.

Hồ sơ doanh nghiệp - 'Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn' (Hình 2).

Phối cảnh Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Samsung Việt Nam tại khu ĐTM Tây Hồ Tây

Vị Tổng Giám đốc này đánh giá, Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn như nguồn lao động dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư. Đại dịch COVID-19 đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu Việt Nam thành công đạt mục tiêu kép, vừa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả vừa tăng cường các điều kiện thuận lợi để lưu thông, sản xuất, duy trì mạng lưới cung ứng ổn định thì dự kiến đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được duy trì và tăng trưởng trong thời gian tới.

Hồ sơ doanh nghiệp - 'Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn' (Hình 3).

Công trình dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2022

Samsung Việt Nam hiện tại đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và Tp.HCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng. Tập đoàn này chính thức đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 với tổng số vốn đầu tư trên 17,7 tỷ USD.

Mặc cho tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, Samsung vẫn thuận lợi trong việc đạt mục tiêu xuất khẩu. Nếu nhà máy sản xuất điện gia dụng tại Tp.HCM nhanh chóng hoạt động bình thường trở lại thì dự kiến công ty sẽ vượt mục tiêu xuất khẩu năm nay.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Thị Bích Ngọc; Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng; Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam Binu Jacob; ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.