Theo báo Lợi Ích quốc gia/National Interest của Mỹ, thông tin nói rằng Việt Nam đang đàm phán mua tiêm kích Eurofighter Typhoon thể hiện như bước đi của Việt Nam trong chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc vào vũ khí Nga cũng như tăng cường khả năng phòng thủ trước những mâu thuẫn gia tăng trong khu vực và trên thế giới.
Chiến cơ Eurofighter Typhoon.
Trước đó, theo National Interest, báo Reuters của Anh cho hay, Việt Nam đang đàm phán với các nhà sản xuất của Saab JAS-39E/F Gripen NG, máy bay chiến đấu đa nhiệm Eurofighter Typhoon, Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon và tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Boeing.
Nếu đạt được thỏa thuận, Việt Nam có thể mua hàng trăm chiến đấu cơ để thay thế hạm đội gồm 144 chiếc MiG-21 Fishbeds và 38 máy bay tấn công Sukhoi Su-22 Fitter. Các chiến đấu cơ mới này có thể thế chân các máy bay tiêm kích phản lực do Liên Xô sản xuất.
Hiện Việt Nam có khoảng hơn 10 chiếc Su-27 Flankers và 32 chiếc Su-30MK2 Flanker hiện đại hơn cùng 4 chiếc khác đang được đặt hàng.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, việc Việt Nam mua máy bay chiến đấu của Mỹ vẫn còn rất xa vời mặc dù quan hệ song phương giữa hai nước đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian gần đây.
Về vấn đề mua vũ khí, châu Âu sẽ có lợi thế hơn. Theo Reuters, mới đây Hà Nội đã đạt được bước tiến triển nhất định trong các cuộc đàm phán mua máy bay Typhoon.
Tuy nhiên, Việt Nam cần nhiều hơn ngoài máy bay chiến đấu. Hà Nội cần nâng cao năng lực giám sát và lực lượng tàu tuần tra hàng hải giữa lúc tranh chấp trên Biển Đông leo thang.
Việt Nam cũng đang đàm phán với Thụy Điển về tàu tuần tra hàng hải và các biến thể cảnh báo sớm của máy bay Saab 340 hoặc máy bay 2 động cơ 2000.
Việt Nam cũng đang tiến hành thảo luận để mu