Việt Nam và cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc +1”

Việt Nam và cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc +1”

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 3, 24/05/2022 | 17:02
0
Lãnh đạo của các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, Việt Nam muốn thu hút vốn đầu tư trên thế giới cần tạo dấu ấn riêng biệt dựa trên những ưu điểm sẵn có của mình.

Sau hàng thập kỷ nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, tính đến thời điểm hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên lớn mạnh. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc nền kinh tế này sẽ dần mất dần đi những lợi thế để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp phương Tây, cụ thể như sẽ không còn là thị trường lao động rẻ nhất châu Á; các chính sách khuyến khích đầu tư liên quan đến thuế cho các doanh nghiệp phương tây bị xóa bỏ hoặc ưu đãi giảm dần; diện tích đất để phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế hoạt động sôi nổi bị thiếu hụt;…

Chiến lược “Trung Quốc +1” là một phương pháp các doanh nghiệp dùng để bảo hiểm rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc. Cụ thể, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc sẽ mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang các nước châu Á lân cận khác như: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hoặc Myanmar...

Những lợi ích mà Chiến lược “Trung Quốc +1” đem lại cho doanh nghiệp có thể kể ra gồm: Giảm chi phí, do chi phí nhân công tại các nước Đông Nam Á rẻ hơn so với chi phí nhân công tại Trung Quốc; hạn chế những rủi ro, sự đa dạng hóa sẽ giúp cho nhà sản xuất ít chịu rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng, biến động tỷ giá và rủi ro về thuế; tiếp cận thêm nhiều thị trường mới, đang phát triển nhanh và sôi động.

Do đó, các vùng quốc gia lân cận hoặc những quốc gia có tiềm năng phát triển, nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác dài hạn trong tương lai sẽ thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp đầu tư đa quốc gia và nếu biết cách khai thác sẽ huởng nhiều lợi ích.

Chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2022 liên quan đến việc dịch chuyển dòng tiền của các nhà đầu tư hiện nay, ông Pao Jirakulpattana, Phó Chủ tịch Warburg Pincus, Singapore cho biết, căng thẳng về địa chính trị trên thế giới đang là vấn đề nổi bật.

Cụ thể, trước đây, nhà đầu tư có thể thoải mái lựa chọn địa điểm để đầu tư vì mọi thứ ổn định, cân bằng. Nhưng trong thời điểm hiện tại, sự lựa chọn của các nhà đầu tư không còn nhiều như trước.

Hiện tại, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó xu hướng “Trung Quốc +1” được dự báo sẽ có nhiều thay đổi khi Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra những gói kích thích kinh tế liên quan đến việc giảm thuế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Dòng vốn từ các nước khác vào Việt Nam có khả năng phân tán, khi mà Ấn Độ cũng đang nổi lên là một thị trường có sức hút với các nhà đầu tư.

Hồ sơ doanh nghiệp - Việt Nam và cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc +1”

Ông Pao Jirakulpattana, Phó chủ tịch Warburg Pincus, Singapore nhận định dòng vốn đang có xu hướng dịch chuyển về thị trường Trung Quốc.

Ông Pao Jirakulpattana cho biết quỹ Warburg Pincus đã phát triển tại thị trường Trung Quốc trong 30 năm và chứng kiến đầy đủ những thăng trầm tại thị trường này. Hiện công ty đã có quy mô tương đối lớn với đầy đủ kho bãi, khu công nghiệp, trung tâm lớn.

Với sự hiểu biết sâu sắc và dài hạn về thị trường nước láng giềng của Việt Nam, Phó chủ tịch Warburg Pincus nhận định dòng vốn đang có xu hướng dịch chuyển về thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng mặc dù Trung Quốc luôn nổi lên là một thị trường sôi động, thu hút giới đầu tư nhưng khi đặt trong một bối cảnh đầu tư lớn hơn, đặc biệt khi trên thế giới có những căng thẳng thì khu vực ASEAN được đánh giá tương đối ổn định sẽ là khu vực tốt để thu hút các nhà đầu tư, các nhà đầu tư mới muốn khám phá. Và trong đó Việt Nam lại chính là một điểm đến lý tưởng. 

Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C thì cho rằng: “Việt Nam không nhất thiết phải cạnh tranh với Trung Quốc, mà nên tạo sự khác biệt với Trung Quốc”.

Theo vị lãnh đạo của DEEP C, Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định do đó Việt Nam không nhất thiết phải cạnh tranh với Trung Quốc mà có thể tự mình tạo điểm nhấn riêng biệt.

Không thể phủ nhận là đến thời điểm hiện nay, dù nhiều nhà đầu tư “rút chân” ra khỏi thị trường Trung Quốc nhưng đây vẫn được mệnh danh là công xưởng lớn của thế giới. Nhưng ông Bruno Jaspaert lại cho rằng “Việt Nam là quốc gia có vị trí tốt và nhiều lợi thế để trở thành người thắng cuộc trong việc đón nhận dòng vốn của xu hướng Trung Quốc + 1 này”.

Hồ sơ doanh nghiệp - Việt Nam và cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc +1” (Hình 2).

Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C phát biểu tại Diễn đàn.

Một nhược điểm tại thị trường Việt Nam mà ông Bruno Jaspaert chỉ ra là Việt Nam hiện đang là quốc gia có chi phí logistics cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sắp tới sẽ có đường cao tốc kết nối Trung Quốc với Việt Nam. Đây sẽ là một “bom tấn”, là giải pháp về logistics rất hiệu quả. Sẽ không cần phải quá vất vả để vận tải bằng đường biển hay chờ đợi container, mà chỉ cần thông qua giao thông đường bộ để đưa hàng hóa từ Việt Nam đến Trung Quốc.

Và vì thế, ngoài việc cải thiện chi phí logistics, ông Bruno Jaspaert còn nhấn mạnh rằng, Việt Nam hiện nay vẫn cần phải tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách để hút dòng vốn.

"Theo tôi, chúng ta cần phải thu hút và đầu tư để phát triển môi trường sống, phát triển dịch vụ, thương mại, để không chỉ các dự án mà cả con người cũng muốn đến và ở lại Việt Nam. Như thế, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ đa dạng và tác động tốt hơn nữa tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam”, vị lãnh đạo DEEP C chia sẻ.

Các khu công nghiệp “khát” người lao động hậu Covid-19

Thứ 4, 18/05/2022 | 09:00
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, song tình trạng thiếu hụt người lao động đã đang tiếp diễn ở rất nhiều địa phương.

Ngược chiều "sóng" bất động sản công nghiệp ở hai miền Nam – Bắc

Thứ 7, 23/04/2022 | 20:00
Ngược với miền Bắc, giá thuê đất và nhà xưởng ở miền Nam tiếp tục đạt đỉnh mới, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Động lực lớn cho bất động sản khu công nghiệp năm 2022

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:29
VNDirect cho rằng bất động sản khu công nghiệp sẽ duy trì sức hút với động lực kép trong 2022 là nhu cầu cao và đẩy mạnh mở rộng nguồn cung mới.
Cùng tác giả

Vinhomes có thể phát hành trái phiếu trong năm 2024 nếu điều kiện thuận lợi

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:32
Tổng Giám đốc Vinhomes cho biết công ty vẫn đang thăm dò và bám sát tình hình kinh tế, có khả năng phát hành trái phiếu vào thời điểm thích hợp.

DIG "tung chiêu" thu hút cổ đông đến dự ĐHĐCĐ thường niên 2024

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:56
Đối tượng nhận quà là toàn bộ cổ đông có tên trong danh sách chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Tập đoàn DIC Corp.

Lãnh đạo VRE: Vingroup luôn song hành cùng Vincom dù có cổ đông mới

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:33
Chia sẻ với cổ đông, đại diện Vincom Retail nhấn mạnh nhóm cổ đông mới vào công ty sẽ giúp củng cố thêm kinh nghiệm quản trị, điều hành và xây dựng hệ thống.

BĐS Phát Đạt lãi lớn nhờ đẩy mạnh bán BĐS và tiết giảm chi phí lãi vay

Thứ 2, 22/04/2024 | 15:40
Quý I/2024, chi phí tài chính của Phát Đạt được tiết giảm đáng kể xuống chỉ còn 65 tỷ đồng do không phải bỏ ra chi phí phát hành trái phiếu.

Kinh doanh tốt, dàn lãnh đạo Sonadezi Giang Điền nhận lương hậu hĩnh

Chủ nhật, 21/04/2024 | 19:26
Vừa kết thúc quý đầu tiên của năm 2024, Sonadezi Giang Điền đã hoàn thành được 22% kế hoạch doanh thu và 29% mục tiêu lợi nhuận năm đề ra.
Cùng chuyên mục

Tài sản Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tăng hơn 1.000 tỷ đồng sau quý I

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Rạng Đông xác định năm 2024 là năm mở đầu bứt phá với mặt bằng tăng trưởng mới 25 - 30%/năm.

Vinhomes có thể phát hành trái phiếu trong năm 2024 nếu điều kiện thuận lợi

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:32
Tổng Giám đốc Vinhomes cho biết công ty vẫn đang thăm dò và bám sát tình hình kinh tế, có khả năng phát hành trái phiếu vào thời điểm thích hợp.

Từng bị từ chối, Vĩnh Hoàn lại muốn xin nộp báo cáo tài chính muộn

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:24
Vĩnh Hoàn cho biết đang cung cấp hồ sơ cho Bộ thương mại Mỹ cho kỳ kiểm tra hành chính đối với cá tra phi lê đông lạnh Việt Nam nên không kịp lập báo cáo tài chính.

Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam thu lợi gần 2,2 tỷ đồng mỗi ngày

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:59
Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam có lợi nhuận sau thuế là 795,6 tỷ đồng, tăng 293 tỷ đồng so với năm trước.

Điện lực Miền Trung sắp đổi Chủ tịch Hội đồng thành viên

Thứ 3, 23/04/2024 | 20:15
EVNCPC đặt mục tiêu doanh thu hoạt động phân phối điện năm nay 48.826 tỷ đồng và tổng vốn đầu tư 6.391,557 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Lãnh đạo VRE: Vingroup luôn song hành cùng Vincom dù có cổ đông mới

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:33
Chia sẻ với cổ đông, đại diện Vincom Retail nhấn mạnh nhóm cổ đông mới vào công ty sẽ giúp củng cố thêm kinh nghiệm quản trị, điều hành và xây dựng hệ thống.

Điện lực Miền Trung sắp đổi Chủ tịch Hội đồng thành viên

Thứ 3, 23/04/2024 | 20:15
EVNCPC đặt mục tiêu doanh thu hoạt động phân phối điện năm nay 48.826 tỷ đồng và tổng vốn đầu tư 6.391,557 tỷ đồng.

Loạt chỉ số đi lùi, Thủy sản Nam Việt "hụt hơi" ngay trong quý đầu năm

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:24
Dù tích cực tiết giảm chi phí nhưng dưới sự co hẹp của biên lãi gộp nên lợi nhuận sau thuế của Thủy sản Nam Việt vẫn giảm tới 82% xuống còn 17 tỷ đồng.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.