Vụ án hình sự liên quan động vật hoang dã liên tục gia tăng

Nguyễn Phương Anh
Thứ 7, 03/06/2023 | 11:50
0
Sự gia tăng vụ án hình sự biểu hiện nỗ lực ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép, song tình trạng này vẫn còn rất nghiêm trọng.

Từ ngày 2-3/6, Hội thảo "Tập huấn buôn bán động vật hoang dã (ĐAVHD) và những nỗ lực cứu hộ" đã được tổ chức với mục đích nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về việc bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã và đấu tranh với nạn khai thác, buôn bán động vật hoang dã.

Là thành viên của Công ước về mua bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm (CITES) từ năm 1994, Việt Nam đã ban hành nhiều công cụ pháp lý nhằm luật hóa cam kết này và hoàn thiện khung pháp lý về xử lý vi phạm liên quan đến buôn bán ĐVHD.

Tuy nhiên, tình trạng săn, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã còn diễn biến phức tạp.

Trích số liệu từ Báo cáo Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), ông Trịnh Lê Nguyên - Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho biết, số lượng các vụ án hình sự về ĐVHD trong 5 năm gần đây có chiều hướng gia tăng.

Môi trường - Vụ án hình sự liên quan động vật hoang dã liên tục gia tăng

Ông Trịnh Lê Nguyên - Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature).

"Năm 2017 số vụ án hình sự về ĐVHD là 94 vụ với 134 đối tượng bị bắt giữ thì năm 2021 con số này là 161 vụ với 251 đối tượng. Sự gia tăng này có thể là biểu hiện của tính hiệu quả trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng buôn bán ĐVHD trái phép, tuy nhiên mặt khác cho thấy rằng tình trạng buôn bán ĐVHD vẫn còn nghiêm trọng" ông Nguyên nói.

Cùng với sự gia tăng các vụ án về ĐVHD là sự gia tăng các loài ĐVHD bị thu giữ và theo đó là các nỗ lực cứu hộ, bảo tồn.

Theo ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội cho biết, thống kê 3 năm gần đây của cho thấy, số lượng ĐVHD được cứu hộ đã tăng nhanh chóng, chủ yếu từ các vụ bắt giữ vi phạm. 

Theo đó, năm 2020 số vụ cứu hộ là 119 vụ, tương đương với 537 cá thể tiếp nhận giải cứu, thì đến năm 2022 con số này đã tăng lên thành 142 vụ với 1.242 cá thể được cứu hộ. Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, gây nên tình trạng quá tải thường xuyên ở trung tâm cứu hộ. 

Môi trường - Vụ án hình sự liên quan động vật hoang dã liên tục gia tăng (Hình 2).

Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội phát biểu tại sự kiện.

Nói về phúc lợi động vật, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội chia sẻ: “Đối với tôi, động vật hoang dã đều như nhau. Từ một con hổ đến một con rái cá, con chim đều được đối xử công bằng. Chính vì vậy chúng tôi luôn làm việc theo nguyên tắc phúc lợi của con vật này không ảnh hưởng đến con vật kia”. 

“Dù được giải cứu vào trung tâm nhưng dù sao đây cũng là bi kịch, bần cùng của các loài động vật hoang dã”, ông Hồng bộc bạch.

Chia sẻ tại Hội thảo tập huấn ThS Nguyễn Anh Tuấn - Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cho biết, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống buôn bán trái phép ĐVHD.

Đại diện CITIES đưa ra cảnh báo: “Thiên nhiên Việt Nam bị tàn phá nhiều nhất và có loài bị đe doạ tuyệt chủng nhiều nhất. Theo đó có 7 loài động vật của Việt Nam nằm trong danh sách 100 loài bị đe doạ nhất trên thế giới: Hổ, gấu, voi, tế giác, tê tê, hồng hoàng, cá sấu”.

Theo ông Tuấn, khó khăn đến từ sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành gây lãng phí nguồn lực; các cơ chế hợp tác hiện nay chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Rất ít vụ việc buôn bán quốc tế ĐVHD được điều tra theo dòng tiền.

Môi trường - Vụ án hình sự liên quan động vật hoang dã liên tục gia tăng (Hình 3).

7 loài động vật của Việt Nam nằm trong danh sách 100 loài bị đe doạ nhất trên thế giới: Hổ, gấu, voi, tế giác, tê tê, hồng hoàng, cá sấu (Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng).

Ở cấp độ địa phương, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan thực thi có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa ưu tiên trong lĩnh vực chống buôn bán ĐVHD.

Ngoài ra, trong quá trình thực thi công ước còn thiếu quy định về động vật hoang dã trong các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, chưa có quy định tài nguyên du lịch, môi trường du lịch gồm động vật hoang dã.

Đáng chú ý, ông Tuấn nhấn mạnh: “Thực trạng tội phạm xâm hại động vật, thực vật hoang dã có sự liên kết với tội phạm buôn bán vũ khí, ma tuý và buôn người, mang tính xuyên quốc gia. Đồng thời, chưa có các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu Phi”.

Ở cấp độ quốc tế, ông Tuấn cho biết, còn nhiều hạn chế trong hợp tác liên ngành, đặc biệt trong chia sẻ thông tin tình báo giữa các quốc gia, do quy định khác nhau trong lưu trữ, bảo mật thông tin.

Có nhiều thể chế quốc tế cùng tham gia vào lĩnh vực đấu tranh với tội phạm buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã như CITES, Interpol, WCO, CBD... nhưng thiếu một cơ chế điều phối hợp tác hiệu quả từ quốc tế đến quốc gia.

Môi trường - Vụ án hình sự liên quan động vật hoang dã liên tục gia tăng (Hình 4).

Một cá thể gấu được bảo tồn tại Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo.

Từ những khó khăn trên, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, để định hướng về bảo vệ động vật hoang dã phải cần Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ động, thực vật hoang dã – Thực thi CITES. Tiếp cận bảo tồn theo hướng đa ngành, đầu tư bảo tồn sinh cảnh, giám sát đa đa dạng sinh học các loài ưu tiên…

Song song với đó là tuyên truyền, tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã.

Về giải pháp với cộng đồng, ông Tuấn nhấn mạnh cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và CITES về bảo vệ động vật hoang dã. Bên cạnh đó, két hợp xây dựng các chính sách về bảo vệ động vật hoang dã; phát triển hệ thống gây nuôi sản, trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã.

“Đồng thời, bảo vệ cảnh quan các hệ sinh thái thông qua: Trồng rừng, cải tạo các rạn san hô, chỉ nhìn, ngắm thiên nhiên và không tác động vào động vật hoang dã”, ông Tuấn nói.

Hà Tĩnh: Nhiều cá thể động vật hoang dã, quý hiếm được thả về rừng

Thứ 4, 26/04/2023 | 14:02
Nhiều cá thể, động vật quý hiếm vừa được Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) thả về môi trường tự nhiên.

Quảng Bình chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã

Thứ 7, 22/04/2023 | 10:29
Hoạt động nằm trong khuôn khổ thực hiện Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn da dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ.

Xử phạt hàng tỷ đồng các cơ sở bán sản phẩm liên quan đến động vật hoang dã

Thứ 2, 11/07/2022 | 17:22
Kinh doanh các sản phẩm, đồ lưu niệm liên quan đến các động vật hoang dã, nhiều cơ sở bị xử phạt hành chính hơn 2 tỷ đồng.
Cùng tác giả

Sản xuất giảm, Sao Ta vẫn thu về hơn 400 tỷ đồng trong tháng 11

Thứ 7, 02/12/2023 | 13:01
Tháng 11/2023, khâu tiêu thụ của Sao Ta tăng trưởng khả quan với sản lượng tôm tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 1.624 tấn, tăng 45% so cùng kỳ năm trước.

PAN Farm phát hành lô trái phiếu thứ 3 trong năm 2023

Thứ 7, 02/12/2023 | 12:50
Lô trái phiếu có mã PAFCH2325003 có tổng giá trị phát hành là 200 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, với lãi suất công bố 8%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần vào cuối kỳ.

Tự tin về tầm vóc lúa gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế

Thứ 6, 01/12/2023 | 15:26
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, chất lượng và vị thế gạo Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế sau khi được vinh danh tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới 2023.

BAF rót thêm vốn mở thêm công ty về logistic

Thứ 6, 01/12/2023 | 12:00
Dự kiến BAF sẽ thành lập công ty trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải trong tháng 12 tới đây với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 9 tỷ USD trong năm 2023

Thứ 6, 01/12/2023 | 09:45
Tháng 11/2023, trừ nhuyễn thể có vỏ, xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch đều cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái trong đó cá ngừ tăng mạnh nhất với 26%.
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Trại heo “khủng” gây ô nhiễm môi trường

Chủ nhật, 03/12/2023 | 07:00
Trang trại chăn nuôi heo với diện tích hàng nghìn m2, gây ô nhiễm môi trường, hoạt động nhiều năm trong khu dân cư tại P.Lộc Tiến, Tp.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng: Nhiều quả đồi bị san phẳng do nạn khai thác đất trái phép

Thứ 7, 02/12/2023 | 17:00
Nguyên nhân do hàng loạt điểm san gạt, khai thác đất đồi tại đây ngang nhiên hoạt động, bất chấp lệnh cấm. 

Ra mắt hệ thống Camera giám sát hành vi vi phạm môi trường ở Phú Quốc

Thứ 7, 02/12/2023 | 16:00
Ngày 2/12, UBND Tp.Phú Quốc phối hợp WWF-Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt hệ thống camera giám sát hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường và sân nổi thu gom rác.

Tp.Đà Nẵng: Cần chấn chỉnh hoạt động vận tải trên đường số 3 KCN

Thứ 6, 01/12/2023 | 09:36
Đoàn xe chạy rầm rầm xuyên đêm, chở đất quá khổ, quá tải, rơi vãi... thể hiện thái độ coi thường pháp luật.

Tp.Đà Nẵng đón không khí lạnh kèm mưa lớn từ 30/11

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:44
Từ đêm 30/11 đến ngày 3/12, Tp.Đà Nẵng có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng.
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Nhiều quả đồi bị san phẳng do nạn khai thác đất trái phép

Thứ 7, 02/12/2023 | 17:00
Nguyên nhân do hàng loạt điểm san gạt, khai thác đất đồi tại đây ngang nhiên hoạt động, bất chấp lệnh cấm. 

Dự báo thời tiết ngày 3/12/2023: Có nơi rét đậm, gió to

Chủ nhật, 03/12/2023 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/12). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đắk Lắk: Tiêu hủy hơn 2.000 con lợn do nhiễm dịch tả châu Phi

Thứ 7, 02/12/2023 | 15:30
Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang hoành hành tại Đắk Lắk. Từ đầu năm đến nay (30/11), cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 2.000 con lợn, với tổng khối lượng hơn 142.000kg.

Dự báo thời tiết ngày 2/12/2023: Miền Bắc trời rét, mưa kéo dài

Thứ 7, 02/12/2023 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (2/12). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 2/12: Từ nay đến 2030, cả nước cần bổ sung gần 400.000 giáo viên, CBQL, nhân viên

Thứ 7, 02/12/2023 | 06:00
Từ nay đến 2030, cả nước cần bổ sung gần 400.000 giáo viên, CBQL, nhân viên; Nam sinh 17 tuổi phổi như người già vì ma túy có trong thuốc lá điện tử...