Vũ khí có thể giúp Ukraine đối phó chiến thuật sử dụng bom lượn dẫn đường của Nga

Thứ 4, 20/12/2023 18:54

Ukraine hiện không có phương án ngăn chặn hiệu quả chiến thuật sử dụng bom lượn dẫn đường của Nga. Nhưng các chiến đấu cơ F-16 mà Kiev sẽ nhận trong năm tới có thể làm được điều này.

Video: Nga ném bom lượn FAB-1500 ở bờ tây sông Dnipro.

Nga lần đầu sử dụng bom lượn dẫn đường trong xung đột ở Ukraine kể từ đầu năm nay. Những quả bom có cánh, được tích hợp thiết bị định vị, cho phép chiến đấu cơ Nga tập kích mục tiêu nằm ngoài tầm hoạt động của các hệ thống phòng không Ukraine.

Hôm 19/12, Nga được cho là đã thả bom lượn dẫn đường FAB-1500 xuống phía nam làng Tiahynka ở bờ tây sông Dnipro, vùng Kherson.

Nguồn tin của Ukraine cho biết, Nga ném trung bình khoảng 100 quả bom xuống khu vực này mỗi ngày. Nga đã tăng cường tập kích các mục tiêu ở bờ tây sông Dnipro nhằm ngăn Ukraine chi viện cho lực lượng đổ bộ ở bờ đông. Những quả bom lượn của Nga hoàn toàn không thể ngăn chặn, nguồn tin Ukraine cho biết.

Thế giới - Vũ khí có thể giúp Ukraine đối phó chiến thuật sử dụng bom lượn dẫn đường của Nga

Chiến đấu cơ F-16 của không quân Na Uy.

Theo tạp chí Forbes, các chiến đấu cơ của Ukraine như Su-27 và MiG-29 có năng lực không chiến hạn chế. Tên lửa đối không R-27 mà các máy bay này mang theo không thể bắn hạ chiến đấu cơ Nga mang bom lượn vì tầm tấn công hạn chế. Nếu mạo hiểm, các chiến đấu cơ Ukraine sẽ gặp rủi ro do Nga bố trí mạng lưới phòng không dày đặc, đặc biệt là các hệ thống phòng không S-400.

"Ukraine cần nhận các tiêm kích mới để có thể đối đầu với máy bay Nga một cách sòng phẳng", Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định vào năm ngoái.

Chiến đấu cơ F-16 mà Ukraine sẽ nhận trong năm 2024 là vũ khí có thể khắc chế chiến thuật sử dụng bom lượn dẫn đường của Nga. Các đồng minh phương Tây đã cam kết cung cấp cho Ukraine hàng chục máy bay F-16.

So với Su-27, chiến đấu cơ F-16 được trang bị hệ thống cảm biến, tác chiến điện tử và vũ khí tốt hơn. Máy bay có thể phát hiện mục tiêu ở cách xa 128km. Khi được trang bị tên lửa đối không AIM-120C, F-16 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 90km. Ngoài radar, hệ thống gây nhiễu tích hợp trên chiếc F-16 có thể làm giảm hiệu quả phòng không của tên lửa S-400, theo Forbes.

Với chiến đấu cơ F-16, không quân Ukraine có thể tích cực tuần tra, tìm cách bắn rơi các máy bay Nga mang bom lượn trước khi chúng có thể cắt bom.

Theo Forbes, quân đội Nga cũng đang không ngừng thích ứng, nâng cao năng lực đánh chặn máy bay Ukraine bằng cách tích hợp hệ thống S-400 với máy bay cảnh báo sớm A-50. Máy bay sẽ đóng vai trò dẫn đường cho đạn tên lửa S-400 sau khi phóng để đạt tầm tấn công xa hơn.

Ngoài ra, Nga cũng đang chế tạo các mẫu bom lượn mới uy lực hơn và có phạm vi tấn công xa hơn. Nga đã nhiều lần khẳng định sẽ đáp trả mạnh mẽ một khi chiến đấu cơ F-16 được phương Tây chuyển giao cho Ukraine.

Đăng Nguyễn - Forbes

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.