WB: Kiều hối về Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới

WB: Kiều hối về Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới

Nguyễn Lê Tùng Phong
Thứ 3, 23/11/2021 | 15:12
0
Ngân hàng Thế giới (WB) và KNOMAD dự báo kiều hối trở về Việt Nam ở mức 18,1 tỷ USD trong năm 2021, khi lượng kiều hối toàn cầu tăng trưởng bất chấp đại dịch.

Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về lượng kiều hối trong năm 2021, ở mức 18,1 tỷ USD, theo một báo cáo ngắn mới xuất bản. Trong năm 2020, lượng kiều hối về Việt Nam là 17,2 tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới. 

Tổng kiều hối về các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ tăng 7,3%, lên mức 589 tỷ USD trong năm 2021. Sự phục hồi này cao hơn mức ước tính trước đó và duy trì xu thế vững chắc của năm 2020, khi kiều hối chỉ giảm 1,7% dù đại dịch Covid-19 đã kéo nền kinh tế thế giới vào suy thoái. 

Kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình (trừ Trung Quốc) được kỳ vọng sẽ vượt tổng giá trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cộng lại trong năm thứ hai liên tiếp. Thực tế này nhấn mạnh vai trò quan trọng của kiều hối trong việc cung cấp nguồn thu nhập thiết yếu dành cho lương thực, chăm sóc y tế và giáo dục tại các nước quê hương của người di cư, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Ông Michal Rutkowski, Giám đốc Toàn cầu của World Bank về An sinh xã hội và Việc làm cho biết: “Dòng kiều hối từ người di cư đã cùng các chương trình hỗ trợ trực tiếp bằng tiền giúp đỡ nhiều gia đình chịu đựng khó khăn kinh tế do đại dịch Covid-19. Do đó, các quốc gia cần có chính sách tạo điều kiện cho dòng kiều hối được trở về dễ dàng nếu muốn nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch”. 

Các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kiều hối toàn cầu bao gồm quyết tâm nuôi sống và giúp đỡ gia đình của người di cư, cùng với đó là sự phục hồi kinh tế ở châu Âu và Mỹ, bản thân sự phục hồi này được hỗ trợ bởi các gói kích thích kinh tế và chương trình hỗ trợ việc làm. Tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) và Nga, sự phục hồi của dòng kiều hối sang các nước khác còn được thúc đẩy bởi giá dầu tăng và hoạt động kinh tế tăng theo. 

Kiều hối tăng mạnh tại hầu hết các khu vực. Dòng kiều hối tăng 21,6% tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, 9,7% tại Trung Đông và Bắc Phi, 8% tại Nam Á, 6,2% tại Châu Phi Hạ Sahara, và 5,3% tại châu Âu và Trung Á. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kiều hối giảm 4%, nhưng nếu không tính Trung Quốc thì kiều hối tăng 1,4%. Tăng trưởng kiều hối đặc biệt mạnh tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe chủ yếu là do kinh tế phục hồi tại Mỹ và một số yếu tố khác, bao gồm việc người di cư phản ứng với thiên tai tại quê hương và kiều hối gửi đến người di cư. 

Tài chính - Ngân hàng - WB: Kiều hối về Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới

Kiều hối về Việt Nam năm 2021 ước tính ở mức 18,1 tỷ USD. Ảnh: Internet. 

Theo Cơ sở dữ liệu Chi phí Kiều hối Toàn cầu của WB, chi phí gửi kiều hối qua biên giới (được tính trên 200 USD tiền gửi về) tiếp tục ở mức cao, trung bình là 6,4% lượng kiều hối trong quý 1/2021. Tỉ lệ này cao gấp đôi mức 3% nằm trong Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Chi phí theo tỉ lệ cao nhất ở khu vực Châu Phi Hạ Sahara (8%) và thấp nhất ở Nam Á (4,6%). Dữ liệu cũng cho thấy rằng chi phí cao hơn khi kiều hối được gửi qua ngân hàng, so với các kênh điện tử hoặc dịch vụ chuyển tiền bằng tiền mặt.

Chủ tịch KNOMAD Dilip Ratha và tác giả đầu của bản báo cáo này cho rằng các quốc gia cần mở rộng quyền tiếp cận tài khoản ngân hàng và dịch vụ chuyển tiền cho người di cư nếu muốn dòng kiều hối tiếp tục tăng trưởng, đồng thời bảo vệ họ khỏi việc bị lạm dụng về lương bổng và quyền được tiêm vắc-xin. 

Kiều hối được dự báo sẽ tăng 2,6% trong năm 2022. Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và kiều hối nói riêng ở quy mô toàn cầu là việc số ca Covid-19 tăng trở lại và các biện pháp hạn chế đi lại được tái lập. Bên cạnh đó, khi kinh tế phục hồi đủ, việc chấm dứt gói kích thích và ngừng hỗ trợ lao động cũng có thể làm giảm lượng kiều hối. 

 

Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng sau khi chạm đáy

Thứ 6, 12/11/2021 | 16:53
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng các chỉ báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam khá lạc quan, nhưng cần theo dõi sát lạm phát.

WB hạ dự báo tăng trưởng 2021 của Việt Nam

Thứ 4, 13/10/2021 | 17:47
Trong báo cáo cập nhật về kinh tế vĩ mô tháng 10/2021, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh thị trường lao động xấu đi, nhưng cho rằng có những điểm sáng nhất định.

Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh tăng trưởng công bằng sau đại dịch

Thứ 4, 29/09/2021 | 17:22
WB đã nêu lên nguy cơ tăng trưởng chậm kết hợp với bất bình đẳng gia tăng trong báo cáo mới nhất và cho rằng cần có giải pháp kịp thời để đạt tăng trưởng công bằng.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển: Quyết đưa nợ xấu về dưới 2%

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:19
Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết, đặt mục tiêu nợ xấu dưới 2,7% năm 2024 là khiêm tốn nhưng đảm bảo tính khả thi chứ không phải đánh bóng sự thật.

Giá trị thanh toán qua QR code tăng 12 lần trong 2 tháng đầu năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:26
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm 2024 thanh toán qua phương thức QR code tăng 846% về số lượng và 1.146% về giá trị.

Khối ngoại mạnh tay "xả hàng" hơn 400 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:53
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp với giá trị 466 tỷ đồng, những mã bị đẩy bán mạnh là quỹ FUEVFVND, DIG, quỹ FUESSVFL và mạnh tay mua ròng MWG.

VPBank báo lãi quý I/2024 tăng 64% lên gần 4.200 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:13
Một trong những nguyên nhân giúp VPBank báo lãi tăng so với cùng kỳ là do tiết giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9,8% so với cùng kỳ.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Agribank Điện Biên: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giải bài toán vốn

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Agribank chi nhánh Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế dưới vai trò “bà đỡ” về tài chính trên mảnh đất anh hùng này.

Lăng kính chứng khoán 25/4: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường.

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.