WHO cảnh báo: "Chất" này gây nguy hiểm cho hàng tỷ người, cực quen thuộc trong nhà bếp

Thứ 6, 10/02/2023 18:55

Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết: "Chất béo chuyển hóa hoàn toàn không có lợi và mang lại những rủi ro sức khỏe đáng kể. Chất béo chuyển hóa là hóa chất độc hại chết người không nên có trong thực phẩm. Đã đến lúc loại bỏ nó.”

Chất béo chuyển hóa là axit béo không bão hòa, có thể xuất hiện trong thực phẩm tự nhiên hoặc chế biến. Trong thực phẩm chế biến, chất béo chuyển hóa được tạo ra khi dầu bị thủy phân để tạo ra chất béo rắn như bơ thực vật. Xử lý nhiệt dầu thực vật cũng tạo ra chất béo chuyển hóa. Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa bao gồm đồ nướng, kẹo, sản phẩm chiên rán và đồ ăn sẵn.

img

Chất béo chuyển hóa tìm thấy ở đâu?

Chất béo chuyển hóa, còn được gọi là axit béo chuyển hóa, là tên viết tắt của một loại axit béo lớn có chứa liên kết đôi trans. Axit béo chuyển hóa là một chất được tạo ra sau quá trình hydro hóa dầu thực vật. Với giá thành thấp, hương vị thơm ngon, thuận tiện cho việc chế biến và sản xuất quy mô lớn, dầu thực vật đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Có 2 nguồn chất béo chuyển hóa chính

1. Thức ăn tự nhiên

Chủ yếu là động vật nhai lại như thịt bò, thịt cừu cũng như sữa và các sản phẩm từ sữa. Do có nhiều vi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hóa trong dạ dày của động vật nhai lại, chúng sẽ lên men và tạo ra chất béo chuyển hóa.

Số liệu cho thấy, cứ 100 gam thịt bò và thịt cừu tươi có chứa 0,40 gam chất béo chuyển hóa.

2. Thực phẩm chế biến

Nó chủ yếu bao gồm dầu thực vật hydro hóa một phần, loại dầu thực vật tinh chế và nấu ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài.

Dầu thực vật hydro hóa một phần ở dạng bán rắn ở nhiệt độ phòng, có ưu điểm chịu nhiệt độ cao, không dễ hư hỏng, có thể tạo thêm vị giòn cho thực phẩm, dễ bảo quản lâu nên được sử dụng rộng rãi khi chế biến thực phẩm.

500.000 người chết mỗi năm vì chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa có thể được mô tả là “kẻ giết người đằng sau thực phẩm”. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của mọi người.

Theo ước tính của WHO, hơn 500.000 người chết vì bệnh tim mạch mỗi năm do hấp thụ chất béo chuyển hóa.

Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã phát hiện ra rằng, chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mức độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp, đồng thời làm tăng mức độ chất béo trung tính và lipoprotein, cả 3 đều liên quan đến bệnh tim.

Ngoài ra, chất béo chuyển hóa còn có thể làm giảm mức độ bảo vệ của lipoprotein mật độ cao, khiến tiểu cầu trở nên kết dính hơn, dễ hình thành cục máu đông và dẫn đến bệnh tim.

img

So với các loại thực phẩm khác, chất béo chuyển hóa sẽ mang đến những tác hại nghiêm trọng gấp 2, 3, thậm chí 4 lần, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim tăng cao.

Giới học thuật đồng thuận rằng, chất béo chuyển hóa không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người và rõ ràng có những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe .

Để tránh nguy cơ hấp thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa, Tổ chức Y tế Thế giới đã đề xuất rằng, tỷ lệ cung cấp năng lượng của chất béo chuyển hóa nên dưới 1%, tương đương với một người trưởng thành cần tiêu thụ 2000 kcal năng lượng mỗi ngày chỉ nên ăn 2,2 gram chất béo chuyển hóa.

3 mẹo để tránh chất béo chuyển hóa

1. Kiểm soát lượng dầu thực vật sử dụng

Mọi người nên chú ý kiểm soát lượng dầu thực vật sử dụng trong nấu ăn.

2. Đọc thành phần khi mua thực phẩm

Khi mua thực phẩm đóng gói, mọi người nên chú ý nhiều hơn đến thành phần dinh dưỡng ghi trên bảng thành phần, nên chọn thực phẩm không chứa chất béo chuyển hóa hoặc có hàm lượng chất béo chuyển hóa thấp.

3. Tránh nấu ở nhiệt độ dầu quá cao

Nên kiểm soát nhiệt độ dầu ở mức 150°C~180°C, không nên nấu ở nhiệt độ quá cao và không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

QUỲNH CHI (Theo Aboluowang)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.