Xã hội không tiền mặt:

Xã hội không tiền mặt: "Triển khai chính sách, hướng tới tương lai"

Thứ 6, 12/06/2020 | 13:28
0
Trong 4 tháng đầu năm 2020, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị. Thanh toán qua kênh Internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% giá trị, thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Trong những tháng đầu năm 2020, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo được những chuyển biến rõ nét trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua, những sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích cùng nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ thiết thực tạo thuận lợi và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ TTKDTM. Qua đó, góp phần hạn chế tiếp xúc, ngăn ngừa sự lây nhiễm dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tài chính - Ngân hàng - Xã hội không tiền mặt: 'Triển khai chính sách, hướng tới tương lai'

Không dùng tiền mặt sẽ là xu hướng của tương lai.

Theo vụ Thanh toán - NHNN, những kết quả nổi bật trong hoạt động thanh toán thể hiện ở các mặt sau: Khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ mới, hiện đại; Hạ tầng thanh toán (hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; hệ thống chuyển mạch, bù trừ tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện.

Hệ sinh thái thanh toán điện tử được hình thành với sự kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến đối với hóa đơn điện, nước, viễn thông, mua sắm trực tuyến tại các trang thương mại điện tử, nộp thuế điện tử và một số khoản phí, lệ phí khi thực hiện một số dịch vụ hành chính công…

Nhờ đó, hoạt động TTKDTM có sự phát triển mạnh mẽ.

Trong 4 tháng năm 2020, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh Internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% giá trị; thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Xu hướng thanh toán trong nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện TTKDTM nhiều hơn. Thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công đã được chú trọng, tăng cường.

Đáng chú ý, trong những tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng hoạt động thanh toán vẫn có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) hoạt động ổn định, an toàn và thông suốt. Tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống TTĐTLNH tăng 18,30% so với cùng kỳ năm 2019.

Giao dịch qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tăng 73,36% về số lượng và tăng 129,47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Tài chính - Ngân hàng - Xã hội không tiền mặt: 'Triển khai chính sách, hướng tới tương lai' (Hình 2).

Hoạt động TTKDTM có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin: "Để hướng đến xây dựng đô thị thông minh thì một trong những nhiệm vụ quan trọng chính là xây dựng thành phố không dùng tiền mặt. Hiện, nhiều lĩnh vực đã áp dụng thanh toán KDTM khá nhiều như: Giáo dục (80%), Y tế (50%)...".

Ông Nguyễn Kim Anh Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Trong thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được NHNN sẽ tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm thúc đẩy TTKDTM. Cụ thể như: Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển TTKDTM.

Đồng thời, triển khai có hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - tiếp tục đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ”.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán online, xử lý tức thời, dịch vụ 24/7 cho mọi đối tượng và người dân.

Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ, thúc đẩy việc chuyển đổi thẻ Chip, tạo thuận lợi cho việc kết nối với các ngành lĩnh vực khác để cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích, thanh toán phi tiếp xúc và góp phần nâng cao tính an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán thẻ.

Giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; giám sát hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT đảm bảo hoạt động đúng quy định.

Tiếp nối chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt, ngày 12/6, tại TP.HCM, Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước-NHNN), Hiệp hội Thương mại điện tử (Vecom), công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Xã hội không tiền mặt: Triển khai chính sách, hướng tới tương lai”.
Hội thảo có 2 phiên: Phiên 1 với chủ đề “Tác động của chính sách đến môi trường thanh toán”, bao gồm các nội dung: Đánh giá 5 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2016-2020, định hướng thời gian tới; Chuyển đổi số trong dịch vụ công; Triển khai TTKDTM trong ngành Thuế, ngành Điện.

Phiên 2 với chủ đề “Hiệu quả của việc triển khai tại cộng đồng” có các nội dung trình bày như: Sự thay đổi hành vi của người dùng sau mùa dịch; thay đổi thẻ chip- đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện đại; hệ sinh thái số. Xen kẽ các phiên sẽ có phần thảo luận giữa đại diện cơ quan quản lý, các diễn giả, ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hiệp hội, doanh nghiệp…xung quanh các nội dung về hệ sinh thái số, chuyển đổi số, TTKDTM…

CHÍ THANH

Hàng triệu chủ ví điện tử “sợ lộ bí mật”, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng

Thứ 6, 05/06/2020 | 13:37
Thời gian gần đây, dù liên tục nhận được tin nhắn yêu cầu xác thực, nhiều chủ tài khoản vẫn ngần ngại do sợ bị lộ hoặc bị thu thập thông tin dù các ví đã cam kết rằng sẽ không cung cấp thông tin cho bên thứ ba.

Lật tẩy thủ đoạn của nữ quái cầm đầu đường dây làm giả giấy tờ rút trộm tiền ngân hàng

Chủ nhật, 24/05/2020 | 11:14
Để có tiền tiêu xài, đối tượng đã sử dụng thủ đoạn làm giả chứng minh nhân dân, hộ khẩu và tên giả để mở thẻ tín dụng, vay tín chấp tại các ngân hàng sau đó rút tiền mặt rồi chiếm đoạt.

Làm giả hộ khẩu, chứng minh thư để vay vốn ngân hàng: Từ con nợ một bước thành... "cao thủ"?!

Thứ 7, 23/05/2020 | 15:49
Những thủ đoạn lừa đảo nhằm trục lợi bất chính từ các ngân hàng không phải là chuyện mới, thế nhưng sử dụng hồ sơ giả, chứng minh thư giả, thậm chí cả sổ hộ khẩu giả để vượt qua các hàng rào an ninh nghiêm ngặt của ngân hàng tưởng chừng chỉ là câu chuyện…lừa đảo trên phim!
Cùng tác giả

Quận 3, Tp.HCM: Ngang nhiên thu phí giữ xe ô tô

Thứ 4, 22/11/2023 | 09:00
Nhân viên mặc đồ bảo vệ ngang nhiên thu phí giữ xe, với mức 50.000 đồng/xe ô tô. Trên phiếu giữ xe ghi tên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thiên Phúc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 4: Gần 20 năm, Tp.HCM vẫn chưa có bãi xe ngầm

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:00
Bài toán bãi đậu xe trên địa bàn Tp.HCM đang rất khó giải. Dù vậy, gần 20 năm qua, quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm của Tp.HCM đang bế tắc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 3: Năng lực của IUS thế nào?

Thứ 3, 22/11/2022 | 08:00
UBND Tp.HCM chấm dứt hợp đồng BOT đã ký là do IUS không đảm bảo năng lực tiếp tục triển khai dự án và vi phạm hợp đồng. Vậy, thực hư về IUS như thế nào?.

Nhà đất công cho thuê ở quận 5: “Em đi khai thác làm gì, thôi mệt”

Thứ 2, 21/11/2022 | 11:00
Trung tâm Văn hoá quận 5, Tp.HCM đang “chia 5 sẻ 7” đất công cho thuê hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, khi liên hệ, PV Người Đưa Tin nhận được câu trả lời… bất ngờ.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 2: Vì sao dự án bị “khai tử”?

Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:00
Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (Dự án BOT) sau nhiều năm được phê duyệt và “khoan cọc nhồi” lại vướng hàng loạt vấn đề… dẫn tới bị “khai tử”.
Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính "nhắc nhở" công ty chứng khoán sau sự cố VNDIRECT

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:18
Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cho biết sáng ngày 29/3, VNDIRECT đã hoàn thiện cơ bản 4 bước để đi vào hoạt động trở lại.

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:22
Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành viên, do ông Bùi Văn Khắng - Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và Tổ thư ký giúp việc hội đồng.

SeABank muốn tăng vốn điều lệ lên tối đa 30.000 tỷ đồng

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:38
Theo SeABank, việc bổ sung vốn điều lệ là cơ sở để nâng cao năng lực hoạt động, thúc đẩy quá trình phát triển, tăng năng lực tài chính.

VNDIRECT dự kiến hoạt động trở lại từ ngày 1/4

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:33
Hiện VNDIRECT hoàn tất các thủ tục với cơ quan quản lý an toàn an ninh thông tin để có thể chính thức kết nối với 2 sở giao dịch chứng khoán sau 5 ngày xảy ra sự cố.

Tiền tỷ gửi ngân hàng đột ngột “bốc hơi”: Xử lý thế nào?

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:45
Chuyên gia khuyến cáo, khách hàng chỉ nên giữ một số tiền nhỏ trong tài khoản ngân hàng của mình và thường xuyên kiểm tra giao dịch.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Lăng kính chứng khoán 29/3: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 6, 29/03/2024 | 06:30
Có thể áp lực chốt lời sẽ gia tăng sau nhiều phiên giữ vững sắc xanh, nhà đầu tư nên tránh tâm lý fomo mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá để hạn chế rủi ro.

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:22
Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành viên, do ông Bùi Văn Khắng - Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và Tổ thư ký giúp việc hội đồng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.