Xếp hạng đạo đức cho giáo viên hay chấp nhận nhà giáo kém đạo đức?

Xếp hạng đạo đức cho giáo viên hay chấp nhận nhà giáo kém đạo đức?

Thứ 5, 25/03/2021 | 10:20
0
Trong quy định mới nhất về chức danh nghề nghiệp giáo viên, bộ GD&ĐT quy định có 3 hạng chức danh và giáo viên thứ hạng cao có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cao hơn thứ hạng thấp.

Nhiều người lấy làm lạ, chẳng lẽ có chuyện mang đạo đức ra đo lường chất lượng giáo viên, hay chấp nhận một nhà giáo kém đạo đức?

Mới đây, bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên. Thông tư không chỉ khiến nhiều giáo viên băn khoăn về các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, chuyện nâng hạng, tụt hạng mà còn gây bất ngờ khi ở từng hạng giáo viên lại có riêng tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp.

Không chỉ quy định trong luật Giáo dục, mà năm 2008, bộ GD&ĐT đã từng có Quyết định số 16 năm 2008 “Quy định về đạo đức nhà giáo”. Trong đó, Điều 4 quy định về đạo đức nghề nghiệp và các quy định khác (phẩm chất chính trị, tác phong...) là những quy định chung và bắt buộc giáo viên phải thực hiện. Vậy, việc đưa những tiêu chuẩn này vào chùm thông tư mới như vậy, phải chăng là dư thừa?

Chính vì vậy, không ít người cảm thấy khó hiểu khi đọc đến phần tiêu chuẩn đạo đức ở từng hạng khác nhau, bởi đáng lẽ, đã là tiêu chuẩn đạo đức cho giáo viên thì ở bất cứ hạng nào cũng có phải cùng tiêu chí, không phân biệt. “Giống như đạo đức xã hội là chuẩn mực chung, phải là giá trị phổ quát cho mọi người. Do đó, không thể tách riêng ra từng hạng, vì hạng nào thì cũng là đối tượng giáo viên và phải thực hiện chung các nguyên tắc về chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp” - một nhà giáo chia sẻ.

Đạo đức không phải là một tiêu chí có thể định lượng để xếp hạng I, II, III, mà đạo đức là thước đo giá trị về tư cách, nhân phẩm của con người. Giống như, chẳng có ai đánh giá một đứa trẻ ngoan ít, ngoan bình thường với ngoan nhiều…

Nhiều giáo viên cho rằng, có thể xếp hạng từng cán bộ quản lý, giáo viên ở các cấp khác nhau theo các tiêu chí về số lượng chứng chỉ, tên văn bằng đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thành tích và thâm niên công tác..., nhưng đạo đức nhà giáo thì không nên phân loại để xếp hạng thành I, II, III; không nên “mặc định” đạo đức nhà giáo theo kiểu hạng I cao hơn hạng II…

Thật vậy, đã bước chân vào sư phạm, yếu tố tiên quyết để quyết định “tầm vóc” nhà giáo, chính là từ đạo đức. Đã là giáo viên, tất phải có phẩm chất tốt, điều chỉnh hành vi phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, phải chú trọng trau mình mà làm gương cho học sinh.Ngành giáo dục đã xác định, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo.
Vậy, tại sao phải dày công tìm cách định lượng về đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhà giáo để đánh giá? Chẳng lẽ, sẽ có chỗ cho những giáo viên yếu hơn về đạo đức so với các giáo viên khác, hay nói cách khác, là chấp nhận có những giáo viên kém đạo đức hay sao?

Chưa kể, khi triển khai đánh giá thêm tiêu chí này, nếu không có phương pháp đúng cách thì lại tạo ra một kẽ hở lớn trong tiêu cực và tham nhũng, xuất phát các nguyên nhân sau: Trước hết, tư cách đạo đức và năng lực của người đánh giá đã đủ tiêu chuẩn là người “cầm cân nảy mực” hay chưa? Nếu lợi dụng quyền hạn để tiêu cực thì sẽ gây họa cho nhiều người. Bên cạnh đó, nếu quán triệt chưa đầy đủ để cho người bị đánh giá hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng thì dễ nảy sinh tiêu cực “chạy chọt” hồ sơ chứng chỉ và mua chuộc. Không có quy trình chuẩn trong quá trình thực hiện thì có thể gây mất thời gian, tốn kém và không hiệu quả.

Quả là lợi bất cập hại!

Chỉ nguyên hàng tá yêu cầu về các chứng chỉ khác đã đủ khiến giáo viên “chạy theo” từng ngày, từng giờ, nếu bộ GD&ĐT cứ chốc chốc lại phát kiến ra những tiêu chí mới để tiếp tục đặt gánh lên đôi vai giáo viên, chỉ càng khiến công tác quản lý thêm rối, chất lượng ngày càng ảo.

Tôi rất hy vọng, những quy định “dở khóc dở cười” tương tự sẽ không tiếp tục làm khổ ngành sư phạm, để giáo dục có một bầu trời trong xanh mà phát triển, vươn tầm.

Hạ Trúc

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

 

TP.HCM đánh giá giáo viên để chi thu nhập tăng thêm quý I/2021

Thứ 3, 23/03/2021 | 14:05
Để thực hiện đánh giá, phân loại quý I/2021 của cán bộ, công chức, viên chức đơn vị sự nghiệp công lập, Sở GD&ĐT TP. HCM đã ban hành công văn số 711/SGDĐT-TCCB.

Tin vui cho giáo viên mầm non mới ra trường ở TP.HCM

Thứ 3, 23/03/2021 | 14:04
Giáo viên mầm non mới ra trường ở TP.HCM sẽ được hỗ trợ gần 3 triệu đồng mỗi tháng (100% lương cơ sở). Tỷ lệ này là 70% và 50% trong hai năm tiếp theo.

Giáo viên trường lái bị tạm đình chỉ công tác vì đánh người đi đường

Thứ 2, 22/03/2021 | 14:24
Do có liên quan đến vụ xô xát với người tham gia giao thông, một giáo viên trường dạy lái xe ở Thái Bình đã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để giải quyết sự việc.

4 nhóm giáo viên bị xuống hạng từ ngày 20/3

Thứ 2, 15/03/2021 | 09:29
Theo quy định mới, giáo viên các cấp sẽ được tăng lương, xếp hạng mới tuy nhiên cũng có những giáo viên sẽ bị xuống hạng nếu theo quy định này.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Vì sao phân hạng đạo đức giáo viên thành 1,2,3?

Thứ 7, 13/03/2021 | 10:37
Nhiều ý kiến cho rằng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong việc bổ nhiệm, xếp hạng giáo viên gây phiền nhiễu. PV NĐT Pháp Luật đã trao đổi với GS. Phạm Tất Dong-Phó Chủ tịch thường trực hội Khuyến học Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.