“GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 3, 06/09/2022 | 07:00
0
Cùng với việc dạy học tại trường, các giáo viên đã dành thời gian buổi tối để tổ chức lớp học xóa mù chữ cho phụ huynh là bà con người Đan Lai.

“GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN

Sinh ra và lớn lên trong rừng sâu nên rất ít các em nhỏ người dân tộc Đan Lai được học hành. Sau khi các em đến khu tái định cư, các thầy cô đã nỗ lực giúp đỡ các em tiếp thu kiến thức và cả rèn luyện kỹ năng sống.

Muốn con học tốt, bố mẹ phải biết chữ

Sau khi những người Đan Lai rời vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát về khu tái định cư, qua khảo sát của UBND xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, phần lớn bà con đều không biết chữ. Có người được học qua nhưng cho đến thời điểm hiện nay đã quên hết mặt chữ. Trước tình trạng trên, các giáo viên trường tiểu học Thạch Ngàn 2 đã cùng với hội phụ nữ xã quyết định mở lớp xóa mù chữ cho mọi người.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ

Các giáo viên mở lớp dạy học cho phụ huynh tại khu tái định cư người Đan Lai.

Cô giáo Đặng Thị Nhàn, Hiệu phó trường tiểu học Thạch Ngàn 2 cho biết, lớp học đầu tiên được mở năm 2020 tại bản Kẻ Tắt – Pá Hạ. Mục tiêu đề ra là sau khi kết thúc lớp học 100% phụ huynh tham gia đều biết đọc, biết viết và biết tính toán. Nhưng hành trình vận động phụ huynh đến trường không hề dễ dàng, thậm chí còn khó khăn hơn cả vận động học sinh đến lớp.

“Những năm đó, để vận động người dân đến với lớp xóa mù chữ, tôi và đồng nghiệp phải đến tận nhà vận động, phân tích, giảng giải cho họ hiểu, giúp họ không mặc cảm, tự ti khi lớn tuổi rồi mới đi học. Đối với những người ngại, trốn không muốn gặp, chúng tôi phải nhờ đến cán bộ phụ nữ, già làng, trưởng bản đi vận động cùng”, cô Nhàn cho hay.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ (Hình 2).

Buổi tối, khi bà con đi nương rẫy về lớp học xoá mù chữ lại bắt đầu.

Thầy giáo trẻ Lê Văn Cường (SN 1997, quê huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ an), mới về trường tiểu học Thạch Ngàn 2 được khoảng 3 năm đã xung phong phụ trách lớp học xóa mù cho bà con Đan Lai.

Mỗi ngày hai buổi sáng chiều, thầy Cường dạy học chính khóa lẫn tăng tiết cho học sinh. Buổi tối, tại gian ký túc xá, thầy còn nhận phụ đạo cho học sinh yếu hoặc bồi dưỡng thêm cho những em khá. Gắn bó với những đứa trẻ Đan Lai, nên khi biết nhà trường mở lớp thầy cũng tình nguyện dạy xóa mù cho phụ huynh của học trò mình.

“Tôi cũng sinh ra lớn lên ở vùng cao, nên thấu hiểu được khó khăn, thua thiệt của học sinh dân tộc thiểu số cũng như vất vả của người dân. Với phụ huynh Đan Lai, do trước kia không được đi học đầy đủ nên giờ còn nhiều người chưa biết chữ hoặc tái mù. Bản thân mình có kiến thức, nghiệp vụ và thời gian thì cố gắng dạy chữ cho bà con”, thầy Cường chia sẻ.

Tổ chức hát karaoke để… luyện đọc

Vận động phụ huynh đến trường chỉ mới thành công bước đầu, dạy chữ cho các bác U50, U60 mới là điều khó khăn. Lớp học được tổ chức vào buổi tối, sau khi bà con đi làm hoặc lên nương rẫy về. Theo các thầy cô, việc dạy cho người lớn còn công phu hơn học sinh, bởi khả năng tiếp thu chậm, tay cứng, dễ nản...

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ (Hình 3).

Dạy cho người lớn vô cùng vất vả nhưng các giáo viên vẫn nỗ lực hết mình.

Thầy Nguyễn Duy Linh, Hiệu trưởng trường tiểu học Thạch Ngàn 2 cho biết: “Chúng tôi ưu tiên những thầy cô là người đồng bào dân tộc vì họ biết ngôn ngữ, am hiểu văn hóa, tập quán của bà con để quá trình vận động cũng thuận lợi hơn. Đồng thời, các thầy cô phải là người biết cảm thông, chia sẻ và đồng hành cùng học viên. Ngoài những giờ học, có thể chia sẻ các kỹ năng về nuôi dạy con, vướng mắc cuộc sống”.

Để duy trì sĩ số mỗi tiết học, giáo viên thường mua quà như vở, bút, bánh kẹo... cho học viên. Biến bài học chữ, phép tính thành những đoạn thơ hoặc bài hát. Thậm chí tổ chức hát karaoke để luyện... đọc chữ cho học viên. Ngoài ra, Ban giám hiệu còn kêu gọi cá nhân, tập thể trên địa bàn thường đến động viên, tặng chăn màn,… để giúp những phụ huynh này đến lớp.

Sau khóa đầu tiên thành công, năm nay, lớp học lại tiếp tục được mở cho người dân ở bản Thạch Sơn – nơi có những hộ gia đình người Đan Lai đầu tiên đến tái định cư từ 15 năm trước.

Chị La Thị Thoa, bản Thạch Sơn nói: “Ngày xưa vất vả nên không được học chữ. Sau này được bộ đội biên phòng và các thầy cô dạy cho một vài buổi nên cũng biết viết tên mình. Nhưng sau khi chuyển đến đây thì chữ cũng quên hết. Giờ được đi học lại mừng lắm, viết được tên của mình, tên của các con”.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ (Hình 4).

Các thầy cô phải kèm cặp từng người, hướng dẫn từng nét bút.

Theo thầy Hiệu trưởng trường tiểu học Thạch Ngàn 2, việc dạy xóa mù, trước hết để giúp bà con Đan Lai biết đọc, biết viết và các con số cơ bản, giúp ích cho chính cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, khi phụ huynh biết chữ, cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô, có thêm hiểu biết sẽ quan tâm hơn đến việc học của con cái. Đó cũng là cách để tăng mối quan hệ gắn bó, tương tác giữa nhà trường, học sinh, phụ huynh.

“Điều đáng mừng là khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, bà con Đan Lai ở Thạch Sơn, trong đó chủ yếu là phụ nữ đã chủ động đề xuất nhà trường mở thêm lớp ở bản này. Chứng tỏ những điều mà chúng tôi thực hiện, tận tâm với trò, phụ huynh đã được đón nhận và tạo sự thay đổi trong nhận thức của bà con dân bản. Hiện nay chúng tôi đã mở được 3 lớp và dự kiến sẽ tiếp tục”, thầy Linh phấn khởi nói.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, số lượng người mù chữ ở Nghệ An chủ yếu tập trung ở 6 huyện miền núi. Họ là những người đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, để công tác xóa mù chữ hiệu quả ngành Giáo dục Nghệ An đã phối hợp với các trường tiểu học, bộ đội biên phòng trong việc mở lớp. Năm học 2021-2022, ngành giáo dục Nghệ An đã xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ cho hơn 610 người. Học viên chủ yếu thuộc các địa bàn miền núi như là: Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong.

Đổi thay tộc người ngủ ngồi: Bước ngoặt đổi đời của tộc người Đan Lai

Thứ 3, 28/01/2020 | 14:00
Nghệ An còn rất nhiều nơi còn khó khăn, thế nhưng khu vực tộc người Đan Lai sinh sống lại được xem là “lõi nghèo của lõi nghèo”. Do đó, để giúp đồng bào sống ở đây có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nhiều giải pháp cấp bách đang được chính quyền địa phương triển khai thực hiện.

Đổi thay tộc người ngủ ngồi: Giải cứu người Đan Lai khỏi suy thoái giống nòi

Thứ 2, 27/01/2020 | 14:07
Sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài nên các hủ tục lạc hậu đang khiến tộc người Đan Lai bị suy thoái giống nòi. Vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển bền vững tộc người Đan Lai tại vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát.

Đổi thay ở tộc người ngủ ngồi, đẻ ngồi, chỉ có hai dòng họ Lê và La

Chủ nhật, 26/01/2020 | 09:51
Những hủ tục lạc hậu trong hàng trăm năm đã khiến dân số người Đan Lai giảm dần. Không những vậy, tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết quấn lấy họ khiến cho tộc người này có nguy cơ suy thoái giống nòi.
Cùng tác giả

Nghệ An cần giải pháp để đánh thức tiềm năng du lịch đang "ngủ say"

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:30
Dù Nghệ An có nhiều thuận lợi phát triển du lịch, từ cảnh quan thiên nhiên cho đến văn hoá, lịch sử nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năng.

Bắt “ông trùm” đường dây ma túy

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:24
Pịt là đối tượng nghiện ma túy nặng, vừa chấp hành xong bản án 10 năm tù. Quá trình hoạt động phạm tội, đối tượng luôn thủ sẵn dao trong người.

Siết chặt các điều kiện để ngăn chặn dự án hàng trăm tỷ chậm tiến độ

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:00
Để ngăn chặn các dự án “khủng” chậm tiến độ, gây lãng phí tài nguyên đất đai, nguồn lực Nhà nước, Nghệ An đã ra điều kiện đối với nhà đầu tư nộp hồ sơ.

Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp xanh thân thiện với môi trường

Thứ 4, 01/05/2024 | 14:00
Nghệ An xác định chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp là yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Cao tốc Bắc – Nam: “Cánh cửa” thu hút đầu tư, phát triển kinh tế

Thứ 4, 01/05/2024 | 11:40
Việc đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đã rút ngắn thời gian kết nối Nghệ An với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội.
Cùng chuyên mục

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi "HackTheon Sejong"

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:51
Kết thúc vòng sơ khảo Cuộc thi “HackTheon Sejong”, các đội tuyển của Việt Nam đã đạt thành tích cao, tiếp tục vào vòng chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
     
Nổi bật trong ngày

Đang bắt ếch ngoài đồng, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:00
Trong lúc đi bắt ếch trên đồng, người đàn ông bị sét đánh trúng, ngã gục tại chỗ. Khi đưa vào bệnh viện thì nạn nhân đã tử vong.

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Bản tin 4/5: Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Tp.HCM

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Tp.HCM; Người phụ nữ sống với khối bướu cổ suốt 40 năm...