Xóm nổi ven sông Hồng - Đắng đót những phận đời không có Trung thu

Xóm nổi ven sông Hồng - Đắng đót những phận đời không có Trung thu

Thứ 7, 26/09/2015 19:00

Chỉ cách nơi phồn hoa đô thị hơn một cây số nhưng nhiều đứa trẻ nơi đây bị cái nghèo đánh cắp đi tuổi thơ và không có ký ức về Tết Trung thu.

Chẳng ai nhớ, “xóm nổi” có từ bao giờ. Chỉ biết đây là 14 nhà bè được chắp vá bằng những thanh gỗ, tấm tôn và chiếc thùng phuy cũ hỏng. Cả xóm có 14 mái nhà và 16 đứa trẻ đang độ tuổi đến trường. Chúng được sinh ra từ những gia đình, hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung số phận nghèo khổ.

Cái nghèo đánh cắp tuổi thơ

“Xóm nổi” thuộc tổ 7, phường Phúc Xá (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Gọi là xóm nhưng thực ra chỉ là mấy chiếc thuyền quanh năm hiu quạnh ở bãi giữa sông Hồng. Họ là dân tứ xứ, từng phiêu bạt khắp nơi tìm chốn mưu sinh, cuối cùng tụ lại ở một nơi hoang vu bên lòng sông Hồng. Những gia đình đến từ khắp nơi, như Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Phú Thọ... Để trụ lại ở “xóm nổi”, họ dựng những chiếc thuyền lều trôi nổi trên sông, sống tạm bợ qua ngày. Phải đến đây, người ta mới ngỡ ngàng khi nhận ra rằng, ở nơi thành phố phồn hoa, tráng lệ lại có những số phận, con người sống trong hoàn cảnh tồi tàn đến vậy.

Không giấy tờ tùy thân, cũng chẳng được ăn học đến nơi đến chốn, những người dân xóm nổi chỉ đi nhặt rác ở chợ Long Biên hay quần thảo ở chợ lao động để bán sức lấy tiền. Họ làm việc hôm nay chỉ mong có tiền sống qua ngày chứ chẳng dám nghĩ đến tương lai. Một ý nghĩ đã đóng đinh trong tư duy của người dân “xóm nổi”, đời cha làm cửu vạn, đời con cũng sẽ bước theo con đường đó. Bởi vì, họ biết rằng, tiền ăn còn chẳng có lấy đâu ra tiền nuôi con ăn học để có thể thoát khỏi kiếp lao động chân tay.

Ở đây, những đứa trẻ cứ lần lượt được sinh ra trong sự lo lắng, nghèo khó của bố mẹ. Thế rồi, lớn lên, đứa lớn trông đứa bé. Hàng ngày, chúng cứ lầm lũi, quanh quẩn ở những chiếc lều tạm bợ được chắp ghép từ vô số vật dụng người ta đã bỏ đi. Lớn lên, thứ “vắc xin” duy nhất được tiêm vào chúng đó là sự nghèo, khổ thiếu thốn và suy nghĩ phải mưu sinh kiếm tiền.

Thế nên, ai đi qua cầu Long Biên không lạ gì cảnh tượng những đứa trẻ đen nhẻm theo gót bố mẹ đi

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.