Ý kiến đa chiều về quản lý tiền công đức trong dự thảo thông tư của bộ Tài chính

Ý kiến đa chiều về quản lý tiền công đức trong dự thảo thông tư của bộ Tài chính

Nguyễn Thị Thúy
Thứ 6, 11/06/2021 | 18:06
0
Chuyên gia pháp lý cho rằng, cần làm rõ một số khái niệm tại dự thảo thông tư của bộ Tài chính, như “tiền công đức” và “tiền tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội".

Nên mở rộng đối tượng áp dụng

Dự thảo thông tư Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định mới được bộ Tài chính lấy ý kiến lần 2, đã nhận được rất nhiều bình luận và góp ý. Trong đó, nhóm quy định liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội nhận được nhiều ý kiến đa chiều.

Đây là vấn đề được xã hội rất quan tâm, vì thế PV Người Đưa Tin Pháp Luật đã nhận được những ý kiến đóng góp vào dự thảo Thông tư này của các luật sư, chuyên gia văn hóa. Để góp phần hoàn thiện dự thảo Thông tư này, tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật đưa các quan điểm khách quan để rộng đường dư luận.

Ở góc nhìn pháp lý, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hà (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, tiền công đức (tên gọi truyền thống là: tiền giọt dầu, đặt lễ, cúng dường,..) là tài sản mà tổ chức tôn giáo được phép tiếp nhận và được công nhận quyền sở hữu theo quy định của luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, phù hợp với quy tắc chung của Bộ luật Dân sự về bảo hộ quyền sở hữu tài sản riêng của pháp nhân phi thương mại.

Vì vậy, dự thảo thông tư lần này nên quy định theo hướng mở rộng đối tượng áp dụng chung cho các tài sản của tổ chức khác, thay vì đang sử dụng thuật ngữ “tiền công đức”.

Góc nhìn luật gia - Ý kiến đa chiều về quản lý tiền công đức trong dự thảo thông tư của bộ Tài chính

Thạc sĩ, chuyên gia pháp lý Nguyễn Thanh Hà.

“Cách tiếp cận hiện này đang vô tình tạo ra nhiều quan điểm trái chiều khi góp ý kiến về dự thảo Thông tư này từ dư luận”, thạc sĩ Thanh Hà cho hay.

“Việc kiểm soát, giám sát chi phí đầu tư, xây dựng, duy tu, bảo trì di tích đã có các quy định chi tiết của luật Di sản, luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi phát hiện các dấu hiệu, hành vi vi phạm về quản lý chi phí đầu tư, xây dựng theo quy định, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác về giao dịch tài chính, Nhà nước vẫn có thể can thiệp qua chức năng kiểm tra, giám sát của mình” thạc sĩ Nguyễn Thanh Hà nói thêm.

Cùng làm rõ nội dung này, luật sư Vũ Cát Tường (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trao đổi: Các di tích văn hoá - lịch sử tại Việt Nam thường gắn với các chùa, tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do đặc thù của lịch sử, truyền thống văn hoá. Nhưng xét cả ở góc độ pháp lý và thực tiễn thì “tiền công đức” và tiền “tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội” có bản chất pháp lý khác nhau và chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản pháp luật khác nhau.

Vị luật sư phân tích, tiền công đức là một tài sản của tổ chức tôn giáo, thuộc quyền sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo nên được tổ chức tôn giáo tự mình quyết định việc quản lý, sử dụng, định đoạt theo khoản 5, Điều 21 và Điều 56, luật Tín ngưỡng tôn giáo. Quyền đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo được Nhà nước bảo hộ theo các quy định tại khoản 3, Điều 3 và khoản 6, Điều 7 luật Tín ngưỡng tôn giáo và nguyên tắc về bảo hộ quyền tài sản tại Bộ luật Dân sự hiện hành.

Trong khi đó, tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội là các khoản quyên góp, tài trợ, đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức cho mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, lịch sử, thuộc sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động văn hoá, di tích theo quy định của luật Di sản văn hoá năm 2001 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn.

Do vậy, luật sư Vũ Cát Tường cho rằng, trong dự thảo Thông tư kể trên có việc xác định không đúng về đối tượng điều chỉnh, các quy định liên quan đến nguyên tắc góp, tiếp nhận tiền công đức và quản lý thu, chi tiền công đức cũng chưa phù hợp. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 2 dự thảo Thông tư này quy định nguyên tắc “Tiền công đức… không thuộc sở hữu cá nhân và không phản ánh vào ngân sách Nhà nước; được để lại toàn bộ cho cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích sử dụng cho các hoạt động lễ hội, quản lý và sử dụng di tích” là không phù hợp.

Nguyên nhân bởi, không có cở sở khẳng định tiền công đức không thuộc sở hữu cá nhân vì theo văn hoá và truyền thống về thực hành tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam thì chủ yếu người cho tặng vật, tiền trong trường hợp này có ý chí hướng đến các nhà tu hành nên tài sản thuộc sở hữu riêng hợp pháp của cá nhân nhận cho tặng cho.

Tiếp đến, việc tặng, cho thường gắn với niềm tin tâm linh và người tặng, cho cũng không quan tâm hoặc không cần được cam kết về mục đích sử dụng số tiền, tài sản tặng, cho đó.

Làm gì cũng cần tuân thủ quy định của pháp luật

Cùng chia sẻ quan điểm xung quanh dự thảo Thông tư của bộ Tài chính, PGS.TS, chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung – nguyên Trưởng khoa văn hóa học viện Báo chí tuyên truyền lại có quan điểm cho rằng: Về nguyên tắc tài chính, bất cứ tổ chức nào cũng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, không phải muốn sử dụng tiền công đức vào việc gì cũng được.

Đã nói đến tiền công đức thì có người công đức ít, người công đức nhiều (có thể lên tới tiền tỷ, chục tỷ…). “Theo tôi được biết, có người hiến tặng tiền xây một tòa nhà, biếu tặng các vật tư, nguyên liệu, quy ra rất nhiều tiền. Những việc này thì phải công khai, dưới sự quản lý của Nhà nước. Cho nên dự thảo Thông tư này có tính chất quản lý Nhà nước về vấn đề tài chính ở tất cả các đơn vị, cơ quan tổ chức trên đất nước Việt Nam”, PGS.TS Phạm Ngọc Trung nói.

Cũng theo chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung, vấn đề quản lý ở đây có nhiều khía cạnh của quản lý, các tổ chức chi tiêu tiền công đức vào việc gì thì phải báo cáo cho chính quyền địa phương. Ví dụ: dùng tiền để ủng hộ phòng chống dịch Covid hay dùng để xây dựng, tu bổ cơ sở,…đều phải tuân theo quy định chung, tránh tình trạng làm sai luật dễ dẫn đến những tiêu cực.

 

Hoài Linh chính thức giải trình về việc giữ số tiền từ thiện quá lâu

Thứ 7, 05/06/2021 | 13:40
Hoài Linh chính thức lên tiếng giải trình về công việc từ thiến, sau khi giải ngân hết số cứu trợ miền Trung.

Thủy Tiên lên tiếng xin lỗi sau khi khẳng định không có người chuyển nhầm tiền từ thiện

Thứ 6, 04/06/2021 | 11:30
Thủy Tiên đã lên tiếng xin lỗi bạn Hồng Phước vụ chuyển nhầm tiền từ thiện từ 300.000 đồng thành 30 triệu đồng.

"Bà trùm" Mười Tường bị truy nã đặc biệt: Núp vỏ bọc doanh nhân, chuyên làm từ thiện

Thứ 2, 30/11/2020 | 15:09
"Bà trùm" Mười Tường liên quan đến vụ vận chuyển 51kg vàng 9999 qua biên giới, bị Công an tỉnh An Giang phát thông báo truy nã đặc biệt về hành vi buôn lậu.
Cùng tác giả

Cần thực hiện một cuộc “đại phẫu” trong lĩnh vực y tế

Thứ 2, 14/02/2022 | 07:00
Liên tiếp các vụ “thổi giá” thiết bị y tế, chuyên gia pháp lý cho rằng cần quyết liệt, triệt để thực hiện một cuộc “đại phẫu” trong lĩnh vực y tế.

Doanh nghiệp Việt và bài học từ việc tranh chấp con ốc vít xuyên biên giới

Thứ 4, 09/02/2022 | 10:50
Xuất phát từ thực tế có nhiều tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, nên việc bảo vệ quyền này đang đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Phiên tòa trực tuyến: Nhu cầu tất yếu của xã hội

Thứ 3, 08/02/2022 | 08:50
Hoàn toàn ủng hộ phiên tòa trực tuyến, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho rằng việc này cần phải làm từ lâu.

Trăn trở của Luật sư về vụ nữ kiểm toán chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Thứ 6, 04/02/2022 | 09:00
Lừa hàng trăm tỷ đồng, Đỗ Thị Lệ chấp nhận hình phạt, còn quyền lợi của người bị hại có được đảm bảo khi đang phải gánh trên vai khoản nợ “khổng lồ”?!

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng được giảm án

Thứ 2, 24/01/2022 | 16:38
Xét thấy bị cáo tuổi cao, sức yếu, tòa phúc thẩm đã giảm nhẹ 1 phần hình phạt cho cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng để bị cáo cố gắng hơn trong quá trình cải tạo.
Cùng chuyên mục

Án Tây-Luật Ta: Vụ án ở trung tâm thương mại, 6 người tử vong

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:00
Ngày 13/4, JoelCauchi đã dùng dao làm bếpsát hại 6 người tại trung tâm thương mại Westfield Bondi Junction ở Sydney, bang New South Wales, Australia. Nghi phạm này đã bị cảnh sát bắn hạ.

Lý giải mối quan hệ giữa vi phạm về đấu thầu với đưa và nhận hối lộ

Chủ nhật, 21/04/2024 | 08:53
Từ các vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hành vi vi phạm về đấu thầu với tội đưa và nhận hối lộ.

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Án Tây-Luật Ta: Nữ thị trưởng bị bắt vì tàng trữ 70 kg nhựa cần sa tại nhà

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:00
Cảnh sát Pháp bắt một nữ thị trưởng và 2 người anh em trai của bà sau khi phát hiện 70 kg nhựa cần sa trong nhà quan chức này.

Vị luật gia với "cái lý cái tình" khi trợ giúp pháp lý cho người dân

Chủ nhật, 07/04/2024 | 09:01
Qua hàng chục năm tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, luật gia Phan Văn Tân luôn hướng sự việc tới “cái lý cái tình”, mang đến điều tốt nhất cho người dân.
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Bắt giữ tên trộm chém con trai chủ nhà

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:23
Phát hiện trộm đột nhập vào nhà bố mẹ, trong lúc tri hô, con trai chủ nhà bất ngờ bị đối tượng cầm dao chém gần đứt khuỷu tay.

Bắt quản trị viên nhóm Facebook “Phố đèn đỏ...” chuyên môi giới mại dâm

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Vũ Thị Tuyết, quản trị viên của nhóm có tên “Phố đèn đỏ Hải Dương” trên Facebook với 2.200 thành viên, vừa bị Công an tỉnh Hải Dương bắt về hành vi môi giới mại dâm.