Ly hôn là một hiện tượng xã hội và thậm chí nó còn là một quyền được pháp luật ghi nhận, cụ thể Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.
Như vậy, vợ chồng có quyền ly hôn bất cứ lúc nào nếu cảm thấy không thể duy trì cuộc hôn nhân của mình. Quyền này xuất phát từ mong muốn và ý chí của hai bên vợ chồng, không ai có thể cấm hay tước bỏ.
Cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn về quy định này của Bộ luật hình sự (ảnh minh họa).
Nhưng hiện nay, rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng gặp trở ngại trong việc ly hôn, có thể do người thứ ba ngăn cả, vợ ngăn cản chồng ly hôn hay chồng ngăn cảm vợ ly hôn bằng những bằng việc đe dọa, bạo hành hay tạo ra những sức ép liên quan đến tài sản phân chia sau khi ly hôn.
Vì vậy, để quyền ly hôn của con người được đảm bảo, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có quy định về việc cản trở ly hôn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 181 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó, người nào cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Tuy nhiên, không ít ý kiền còn bày tỏ băn khoăn khi việc áp dụng quy định này vào thực tế sẽ như thế nào. Bởi lẽ việc chứng minh thế nào là cản trở ly hôn, thế nào là đưa ra yêu sách tài sản. Nếu không có hướng dẫn rõ ràng rất có thể sẽ dẫn đến việc hình sự hóa các quan hệ dân sự. Chẳng hạn, vợ chồng có quyền đưa ra thỏa thuận, đàm phán về tài sản khi ly hôn.
Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện – Bộ luật Hình sự