Rau ngổ
Rau ngổ là loại rau thân thảo, mềm xốp, chứa nhiều nước bên trong, có nhiều nhánh nhỏ, lá hình răng cưa, phân bổ chủ yếu ở vùng ao hồ. Tên gọi khác của loại rau này là ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước,… Tên khoa học của rau ngổ là Enydra fluctuans lour.
Rau ngổ mọc dại nhiều nơi ở ao hồ, kênh mương nhưng rau ngổ chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau: 93% nước, 2.1% protid cùng các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten.

Các hợp chất phân lập cùng chiết xuất thô của rau ngổ có hoạt tính dược lý chống lại sự bảo vệ của tế bào, kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tẩy giun sán, chống tiêu chảy. Không những thế, trong rau ngổ còn có tinh dầu, flavonoid, isoflavone glycosid, steroid có khả năng đem lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như:
- Giải độc và thanh nhiệt.
- Sát trùng đường tiêu hóa.
- Phòng ngừa và chống lão hóa.
- Lợi tiểu.
- Phòng ngừa ung thư.
- Hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau thắt bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu,
- Giảm cơn sốt nóng.
Thông thường rau ngổ mọc hay mọc ở kênh mương nên rất bẩn. Trước khi chế biến cần rửa sạch với nước nhiều lần.
Trong nước kênh mương, các loại kí sinh trùng thường gặp là giun đũa, giun tóc, ấu trùng giun móc, giun lươn, nhiễm trứng sán lá gan nhỏ/sán lá ruột nhỏ, khuẩn E.coli và bào nang amíp… PGS.TS Nguyễn Văn Đề - Đại học Y Hà Nội từng chia sẻ với Pháp luật Việt Nam, tập quán tưới cho rau bằng nước thải sinh hoạt là một tập quán phổ biến tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến các loại rau được trồng trên cạn nhưng vẫn nhiễm ký sinh trùng.
Để phòng ngừa các bệnh do giun sán, ký sinh trùng, việc tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh và an toàn thực phẩm là rất quan trọng.
Rau cải xoong
Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Bộ Y tế), 100 g cải xoong chứa 22 kcal năng lượng, trong đó 2,1 g protein, 0,07 g lipid, 3,33 g carbohydrate, 2 g chất xơ và một số vitamin khoáng chất quan trọng như 235 mcg vitamin A, 250 mcg vitamin K, 25 mg vitamin C, 9 mcg folate, 211 mg kali, 2 g chất xơ.
Cải xoong chứa vitamin A đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mắt, tốt cho sự phát triển xương và răng, hỗ trợ hệ miễn dịch và huyết áp. Vitamin K giúp hoạt hóa các yếu tố trong quá trình đông máu và tham gia tổng hợp protein, giúp xương chắc khỏe.

Lượng vitamin C trong 100 g cải xoong đóng góp khoảng 25% nhu cầu vitamin C của người trưởng thành. Có vai trò trong việc hình thành collagen, tăng cường sức đề kháng, giúp tăng hấp thu chất sắt và chống oxy hóa. Tuy nhiên, vitamin C dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ nên cần lựa chọn rau cải xoong tươi, vừa mới được thu hoạch.
Chất xơ có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón, duy trì sự cảm giác no lâu hơn, giảm hấp thu cholesterol, giữ đường huyết ở mức ổn định và có thể phòng chống ung thư đường tiêu hóa.
Đặc biệt, rau cải xoong chứa chất dinh dưỡng có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Nếu mua ngoài chợ, nhiều bà nội trợ do dự do rau sống trong môi trường nước bẩn, thường bám nhiều bèo chứa nhiều và kí sinh trùng.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe, được các nhà khoa học đánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng.
Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ nên ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khi nhiễm sán lá ruột, ngoài những tổn thương tại ruột là nơi ký sinh của sán, những độc tố tiết ra từ sán sẽ gây rối loạn chung có thể làm phù nề toàn thân, tràn dịch ngoại tâm mạc, biến đổi tổ chức ở lách. Bệnh nhân thường bị thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm, bạch cầu toan tính tăng lên. Cũng như nhiễm sán lá gan lớn, khi nhiễm sán sau 2 tuần, cơ thể xuất hiện kháng thể kháng sán lá ruột trong huyết thanh của người bệnh.
Một số phương pháp phòng bệnh giun sán đơn giản chính là ăn chín uống sôi, với các loại rau thuỷ sinh phải rửa thật sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút và hạn chế ăn tươi các loại rau trên.
- Nên ăn chín, uống sôi: Chỉ nên ăn rau cần và các loại rau thủy sinh sau khi đã được nấu chín kỹ.
- Hãy vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh: Đảm bảo vệ sinh cá nhân và nơi ở, tránh để môi trường ẩm ướt và bẩn thỉu.
- Uống thuốc giun định kỳ: Người dân nên uống thuốc giun định kỳ liều lượng tùy vào độ tuổi theo chỉ định của bác sĩ.
- Tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo: Chó mèo là nguồn lây nhiễm giun sán phổ biến, cần tẩy giun định kỳ cho chúng.
Trúc Chi (t/h)