3 câu hỏi dành cho doanh nghiệp khi xây dựng hệ sinh thái

3 câu hỏi dành cho doanh nghiệp khi xây dựng hệ sinh thái

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 2, 21/03/2022 | 17:31
0
Mô hình truyền thống hoạt động với chuỗi cung ứng phân cấp đang dần được thay thế bởi hệ sinh thái doanh nghiệp.

Mô hình số một của giai đoạn chuyển đổi

Theo FPT Digital nhận định, mô hình tổ chức doanh nghiệp hiện nay đang biến đổi mạnh mẽ. Mô hình truyền thống hoạt động với chuỗi cung ứng phân cấp đang dần được thay thế bởi hệ sinh thái doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức độc lập nhưng hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra các giải pháp nhất quán từ các sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng từng đơn vị.

Rõ ràng, không thể phủ nhận công nghệ số đã giúp tăng tốc, đẩy mạnh cơ hội tạo dựng các hệ sinh thái cho doanh nghiệp, đặc biệt trong hai năm Covid vừa qua. Do vậy, ranh giới giữa các ngành đang dần mờ đi khi hệ sinh thái trải dài các lĩnh vực và các công ty lớn trong ngành bị tấn công bởi những công ty công nghệ và nền tảng mà trước đây chưa từng được coi là đối thủ cạnh tranh.

Có thể lấy ví dụ trong năm 2019, ba trong số các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam: Masan Group, Techcombank, và VinGroup đã thành lập One Mount Group với tham vọng kiến tạo hệ sinh thái công nghệ lớn nhất Việt Nam, cung cấp các giải pháp và dịch vụ xuyên suốt chuỗi giá trị, từ lĩnh vực dịch vụ tài chính, phân phối, bất động sản và bán lẻ.

Xu hướng thị trường - 3 câu hỏi dành cho doanh nghiệp khi xây dựng hệ sinh thái

One Mount Group - nơi hội tụ của 3 "ông lớn" Vingroup, Masan và Techcombank. 

Mặt khác, hệ sinh thái doanh nghiệp đang thách thức những cách nghĩ truyền thống về yếu tố chiến lược. Ranh giới giữa các công ty cũng đang tan biến bởi giá trị mà hệ sinh thái tạo ra được chia sẻ cho nhiều doanh nghiệp trong hệ sinh thái, đây được coi là lợi thế của doanh nghiệp khi phát triển tỏng hệ sinh thái.

Từ đó, theo FPT Digital, hệ sinh thái doanh nghiệp mang lại ba lợi ích quan trọng cho các thành viên: vận dụng với các năng lực mà bản thân chưa có, mở rộng quy mô nhanh chóng, linh hoạt và phục hồi trong thời kỳ biến động. 

Hai loại hệ sinh thái đang được ưu tiên phát triển

Hệ sinh thái giải pháp nhằm tạo ra và/hoặc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách phối hợp với nhiều doanh nghiệp khác nhau trên chuỗi giá trị. Mọi phần của quá trình sản xuất đều có thể được lập kế hoạch và tính toán, và tại mọi thời điểm dọc theo chuỗi giá trị, người mua, người sản xuất hoặc người bán đều được xác định rõ ràng. 

Thông thường, một hệ sinh thái giải pháp có một công ty cốt lõi điều phối việc hoạt động giữa các doanh nghiệp với nhau, đồng thời, cũng là một mắt xích trong chuỗi giá trị đó. Và đối với các thành viên phát triển mạnh trong hệ sinh thái này, có một mục tiêu chung: lợi nhuận. Đây là mô hình hệ sinh thái đã phát triển từ lâu đời, rất lâu trước khi có sự xuất hiện của Internet và sự xuất hiện của khái niệm “hệ sinh thái doanh nghiệp”.

Đơn cử một ví dụ điển hình của hệ sinh thái giải pháp, chính là các doanh nghiệp trong ngành hàng không chịu trách nhiệm từng lĩnh vực riêng trong chuỗi giá trị như Vietnam Airlines phụ trách chở hàng hóa và hành khách, Skypec phụ trách tra nạp nhiên liệu cho máy bay, VAECO phụ trách kỹ thuật sửa chữa máy bay,…

Xu hướng thị trường - 3 câu hỏi dành cho doanh nghiệp khi xây dựng hệ sinh thái (Hình 2).

Vietnam Airlines đang phát triển thành công mô hình Hệ sinh thái giải pháp với các doanh nghiệp nhỏ chịu trách nhiệm từng lĩnh vực riêng

Bên cạnh đó, hệ sinh thái nền tảng lại xuất hiện mạnh mẽ trong thời kỳ kinh tế số. Hệ sinh thái này thường liên kết những người tham gia trong thị trường cả bên bán và bên mua thông qua nền tảng số. Có rất nhiều doanh nghiệp đang xây dựng các hệ sinh thái nền tảng như eBay, Airbnb, YouTube hoặc Uber nhằm mua, bán, giao tiếp hoặc đơn giản chỉ là xem video và tất cả đều diễn ra cùng một lúc trên một nền tảng. 

Trả lời ba câu hỏi để thành công

Trong môi trường kinh doanh nhiều biến số như hiện nay, FPT Digital đề xuất các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nghĩ đến hệ sinh thái như một giải pháp tạm thời nhằm đoàn kết cùng vượt qua thời kỳ Covid-19, mà còn như một cách để tổ chức nhằm nâng cao giá trị đem lại cho Việt Nam.

Nhằm đạt được điều này, doanh nghiệp cần tự hỏi mình 3 câu hỏi: Doanh nghiệp có cần xây dựng hay tham gia vào một hệ sinh thái không? Thiết kế hệ sinh thái như thế nào? và vận hành hệ sinh thái ra sao cho hiệu quả?

Câu hỏi đầu tiên, câu trả lời nằm chính ở môi trường kinh doanh và ở sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Hệ sinh thái là mô hình đặc biệt phù hợp trong môi trường kinh doanh nhiều biến số, dễ thay đổi với sản phẩm có tính mô đun cao mà muốn đáp ứng được cần phải nhiều doanh nghiệp trong ngành hợp tác với nhau. 

Một sản phẩm hoặc dịch vụ thể hiện tính mô đun cao nếu các thành phần của nó có thể được kết hợp dễ dàng, linh hoạt và được kết hợp với nhau với chi phí thấp. Ví dụ sản xuất các thành phần của điện thoại như màn hình, chip, pin,… có tính mô đun thấp do cần chuyên môn hóa cao nhưng việc sản xuất điện thoại lại dễ dàng kết hợp giữa các thành phần được sản xuất bởi các nhà cung cấp khác nhau nên có tính mô-đun cao, phù hợp để hoạt động theo mô hình hệ sinh thái.

Tương tự, đối với thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần xem xét về mặt hàng sản phẩm của mình cũng như môi trường kinh doanh. Nếu mặt hàng của doanh nghiệp thuộc nhóm có tính mô đun thấp, doanh nghiệp có thể tham gia vào các hệ sinh thái lớn hơn mà sản phẩm của mình là một phần trong hệ sinh thái.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam, có thể lựa chọn việc tham gia vào một hệ sinh thái đã có sẵn, đặc biệt các hệ sinh thái được vận hành bởi các doanh nghiệp công nghệ, nhờ đó các doanh nghiệp truyền thống có thể vận dụng được lợi thế về nền tảng công nghệ, kết nối với lượng khách hàng lớn mà không cần mức độ đầu tư lớn ngay từ ban đầu.

Xu hướng thị trường - 3 câu hỏi dành cho doanh nghiệp khi xây dựng hệ sinh thái (Hình 3).

Đối với các doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam, lựa chọn tham gia vào một hệ sinh thái đã có sẵn, đặc biệt các hệ sinh thái được vận hành bởi các doanh nghiệp công nghệ là một giải pháp thông minh

Lựa chọn tham gia hay xây dựng hệ sinh thái, lựa chọn hệ sinh thái giải pháp hay hệ sinh thái nền tảng là lựa chọn của mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và sản phẩm kinh doanh, tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lựa chọn/xây dựng các hệ sinh thái số/ứng dụng công nghệ số bởi đây không chỉ được coi là lợi thế trong thời kỳ dịch bệnh.

Cuối cùng, khác với mô hình hợp tác đơn thuần, đặc điểm của hệ sinh thái là phù hợp với các lĩnh vực cần sự hợp tác cao, chặt chẽ giữa các doanh nghiệp. Do đó, mặc dù khâu thiết kế hệ sinh thái được thực hiện chuẩn, bài bản, nhiều hệ sinh thái vẫn thất bại khi vận hành trong thực tế.

Một trong những nguy cơ lớn nhất là các doanh nghiệp tham gia nhiều hệ sinh thái cạnh tranh nhau cùng một lúc bởi rào cản tham gia thấp, ví dụ như một nhà hàng tham gia cả hệ sinh thái của Shopeefood và Grabfood. Điều này khiến việc duy trì và vận hành hệ sinh thái gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

Hệ sinh thái doanh nghiệp có thể được coi là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển trong thời gian tới của nền kinh tế. Tuy nhiên, để hệ sinh thái thành công, doanh nghiệp cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mô hình này, cũng như cần đầu tư công sức, thời gian trong công tác thiết kế và vận hành hệ sinh thái. 

Như một hệ sinh thái ngoài tự nhiên, hệ sinh thái doanh nghiệp cần phát triển, thay đổi, thích ứng với môi trường kinh doanh bên ngoài. Trên thực tế, khả năng linh động của hệ sinh thái chính là sự khác biệt giữa hệ sinh thái thất bại và thành công, dù doanh nghiệp lựa chọn mô hình hệ sinh thái giải pháp hay hệ sinh thái nền tảng.

"Ông lớn" Vietnam Airlines kỳ vọng gì khi lấn sân thương mại điện tử?

Thứ 6, 07/01/2022 | 19:29
Với mục tiêu trở thành hãng hàng không công nghệ số, VNA vừa ra mắt 3 sản phẩm mới gồm 2 sàn thương mại điện tử VNAMAZING, VNAMALL và thẻ Vietnam Airlines Gift Card.

Khởi công nhà máy sản xuất pin và chiến lược "3 chân kiềng" của Vingroup

Chủ nhật, 12/12/2021 | 19:03
Chiến lược pin “3 chân kiềng” của Vingroup gồm: mua pin từ các nhà SX tốt nhất thế giới; hợp tác để SX các pin tốt nhất thế giới; tự nghiên cứu, phát triển SX pin.

[Info] Hệ sinh thái doanh nghiệp hạng “khủng” của ông chủ Central Group tại Việt Nam

Thứ 7, 06/07/2019 | 09:00
Tỷ phú Tos Chirathivat, Chủ tịch Central Group chính là người đứng sau thương vụ thâu tóm chuỗi siêu thị Big C với mức giá hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, từ khi Big C về tay người Thái, hàng Việt Nam cũng theo đó mà dần bị loại ngay trên sân nhà.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Để gạo Việt Nam duy trì vị trí số 1 tại thị trường Philippines

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Dấu hiệu cho thấy Philippines đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và định hướng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:26
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).

Thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Thứ 3, 26/03/2024 | 21:00
Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.

Hơn 92% cửa hàng bán lẻ xăng dầu phát hành hóa đơn từng lần bán hàng

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:31
Thông tin từ Tổng cục Thuế, tính đến ngày 24/3/2024, vẫn còn 5/63 Cục Thuế có tiến độ dưới 70% về xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu.

Thị trường cà phê trở lại xu hướng tăng

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:30
Chất lượng cà phê của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:26
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Để gạo Việt Nam duy trì vị trí số 1 tại thị trường Philippines

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Dấu hiệu cho thấy Philippines đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và định hướng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.