4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét quyết định giám sát năm 2023

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 23/05/2022 | 17:37
0
Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông là một trong số 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét quyết định đưa vào chương trình giám sát năm 2023.

Xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao

Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2021, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đánh giá, trong năm 2021, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đã tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hoàn thành chương trình, kế hoạch giám sát đã đề ra.

Thông qua hoạt động giám sát, đã kịp thời phát hiện và có các kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung, phát huy tính tích cực, giảm thiểu những hệ luỵ nảy sinh từ chính sách; chấn chỉnh kịp thời các sai sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện, góp phần thúc đẩy thực hiện tốt và hoàn thiện chính sách, pháp luật và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tiêu điểm - 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét quyết định giám sát năm 2023
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đối với giám sát chuyên đề,Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm lĩnh vực với 121 vấn đề thuộc trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Đồng thời, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn, nội dung đã thực hiện, năng lực thực hiện của các cơ quan, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 02 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát. Cụ thể:

Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Một số kiến nghị

Với 4 chuyên đề xem xét cho ý kiến tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị ĐBQH tiếp tục phát huy tinh thần chủ động trong hoạt động giám sát; quán triệt và thực hiện nghiêm quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế Hoạt động giám sát của Quốc hội; tiếp tục đổi mới, giám sát “đúng” và “trúng”, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cũng như đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tăng cường tính tranh luận, đi sâu làm rõ vấn đề, trách nhiệm trong thảo luận, xem xét các báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấn; sử dụng thông tin từ cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra trong quá trình tiến hành giám sát.

Việc xây dựng, ban hành nghị quyết về giám sát, chất vấn cần gọn, rõ, có các tiêu chí định lượng, mốc thời gian, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và theo dõi, giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội căn cứ điều kiện và tình hình thực tế, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình, báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tiêu điểm - 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét quyết định giám sát năm 2023 (Hình 2).

Toàn cảnh phiên họp.

Tăng cường yêu cầu giải trình về những vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội nhằm tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nướcvà giải tỏa bức xúc trong xã hội.

Thường xuyên làm việc với các bộ, ngành trung ương để đánh giá việc thực hiện các kiến nghị, nâng cao trách nhiệm của cơ quan và người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát; những vấn đề sau giám sát được kiến nghị nhưng chưa được giải quyết cần đôn đốc, nếu cần thì tổ chức giám sát lại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tháng 9 hằng năm.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của cơ quan tiến hành giám sát.

Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội….

Tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2 đội vốn hơn 16.000 tỷ đồng

Thứ 2, 23/05/2022 | 16:57
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được phê duyệt năm 2008, hiện vẫn đang làm thủ tục phê duyệt.

Xử lý sai phạm Việt Á, Tân Hoàng Minh: Cử tri bày tỏ sự tin tưởng

Thứ 2, 23/05/2022 | 12:46
Đánh giá cao những kết quả đạt được trong xử lý những sai phạm kinh tế, cử tri cả nước bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

ĐBQH đau lòng khi gợi nhắc về những vụ bạo hành trẻ em

Chủ nhật, 22/05/2022 | 08:00
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đã có những trăn trở với Người Đưa Tin về dự án luật mà bà sẽ cho ý kiến đóng góp tại kỳ họp thứ 3 tới đây.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.