5 nghề "chuyển đổi số" không bao giờ phải lo thất nghiệp

5 nghề "chuyển đổi số" không bao giờ phải lo thất nghiệp

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Chủ nhật, 07/11/2021 07:30

Theo CEO NextPay - Ông Nguyễn Hữu Tuất, CĐS là lĩnh vực nghề nhiệp rất hứa hẹn, phong phú vị trí và đem lại giá trị kinh tế tăng đều cho người lao động.

Với dân số 96 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, các chuyên gia đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số (CĐS). Đây là những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển đổi số.

Phát biểu tại Hội thảo trực tuyến "Chuyển đổi số - Nghề của tương lai", ông Nguyễn Hữu Tuất - Tổng Giám đốc Nextpay - cho rằng: "Hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều đang cần nhân lực liên quan đến lĩnh vực CĐS, trong tương lai cũng vậy. Đó là một nghề bạn không bao giờ phải lo đến cảnh thất nghiệp".

Ông Nguyễn Hữu Tuất là đồng sáng lập của Tập đoàn công nghệ NextTech, nơi Shark Nguyễn Hòa Bình đang làm Chủ tịch HĐQT.

Xu hướng thị trường - 5 nghề 'chuyển đổi số' không bao giờ phải lo thất nghiệp

Ông Nguyễn Hữu Tuất trình bày ý kiến của mình tại Hội thảo trực tuyến

Các nhóm nghề trong lĩnh vực CĐS cũng rất đa dạng và phong phú. Theo đánh giá cá nhân với kinh nghiệm 20 năm làm về công nghệ thông tin (CNTT), Internet và CĐS, ông Tuất chia thành 5 nhóm nghề chính.

Thứ nhất, xây dựng giải pháp CĐS. Tập trung vào các công ty CNTT, công ty về phát triển phần mềm. Khi làm việc trong những công ty này, cũng sẽ có rất nhiều vị trí nhưng phần lớn sẽ là về phát triển sản phẩm, lập trình viên, thiết kế, phân tích nhiệm vụ, kiểm định chất lượng,...

Thứ hai, nghề về đào tạo CĐS. Khi CĐS đang trở thành một vấn đề cấp thiết của xã hội, nó sẽ được đưa vào hoạt động giảng dạy, đào tạo chính quy trong các trường đại học, trung tâm đào tạo. Ví dụ như ngành thương mại điện tử đã được đưa vào giảng dạy, thậm chí trở thành một khoa độc lập trong trường học, đó là minh chứng cho nhận thức về sự thay đổi, ứng dụng công nghệ, internet trong thực tiễn dần trở thành những kiến thức đào tạo bài bản.

Thứ ba, kinh doanh giải pháp về CĐS. Khi đã nghiên cứu, được đào tạo về CĐS, chắc chắn sẽ có hoạt động kinh doanh, đưa đến giải pháp hữu hiệu cho những doanh nghiệp cần. Theo đó là những hoạt động tư vấn, tuyên truyền, trao đổi, mua bán những giải pháp về CĐS tới những doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng công nghệ, phần mềm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý của họ. 

Hơn nữa, đây cũng là ngành có nhu cầu lực lượng lao động lớn nhất trên thị trường hiện nay. Ngay cả trong NextTech và NextPay cũng vậy, mục tiêu là tuyển dụng 3.000 nhân lực trong lĩnh vực này, để giúp đỡ cho quá trình CĐS của hơn 3 triệu doanh nghiệp trên cả nước.

Thứ tư, quản trị giải pháp CĐS, chủ yếu nằm trong bộ phận IT/ CNTT của doanh nghiệp. Đây là điều thiết yếu khi các doanh nghiệp lớn sử dụng các giải pháp về CĐS, buộc họ phải hình thành những bộ phận để tiếp nhận, định hướng và vận hành những giải pháp này hiệu quả. Từ dữ liệu, nhân lực bộ phận này sẽ phân tích và đưa ra những hướng đi, đổi mới cho doanh nghiệp phát triển, tối ưu hóa mọi hoạt động, không phải dựa trên cảm tính, cảm quan.

Trước đây, các cơ quan, doanh nghiệp ít sử dụng phần mềm, chủ yếu nhân lực mảng này sẽ đi sửa chữa hay cài đặt thiết bị máy tính, nên bộ phận này chưa thực sự phát triển và được nhìn nhận đúng đắn.

Thứ năm, mảng ứng dụng giải pháp CĐS, có nghĩa tất cả người lao động đều phải biết và có khả năng sử dụng các công cụ CĐS trong doanh nghiệp. Ví dụ như kế toán thì phải biết sử dụng phần mềm CIM, nhân sự cũng sẽ có phần mềm quản lý riêng,... 

Nếu người lao động có kiến thức, kĩ năng sử dụng các phần mềm này hiệu quả thì sẽ giúp con người tăng hiệu suất công việc, đồng thời giảm thời gian và công sức làm việc.

Vậy nên, CĐS liên quan đến mọi lĩnh vực trong xã hội, đem lại vô vàn cơ hội việc làm cho người lao động. Hơn nữa, đây cũng là ngành mà ông Tuất cho rằng sẽ đem lại giá trị kinh tế lâu dài và tăng trưởng theo thời gian cho người lao động.

Theo Shark Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech, nếu doanh nghiệp không thực hiện CĐS, nghĩa là đang tự giết chết, đào thải chính mình khỏi thị trường.

Bởi thực tế sự phát triển của thế giới về mảng công nghệ, phần mềm, cũng như tác động của dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp đã chứng minh sức mạnh của CĐS không chỉ ở thời điểm hiện tại, mà là trong cả tương lai.

Shark Nguyễn Hoà Bình: “Doanh nghiệp không chuyển đổi số sẽ như con ếch trong nồi nước sôi"

Xu hướng thị trường - 5 nghề 'chuyển đổi số' không bao giờ phải lo thất nghiệp (Hình 2).

Shark Nguyễn Hoà Bình (giữa), ông Nguyễn Hữu Tuất (trái) cùng cộng sự của mình trong cùng Hệ sinh thái NextTech

Bổ sung quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Tuất chỉ ra, nếu không CĐS, doanh nghiệp sẽ không biết công việc đang vận hành như thế nào hay đã đạt được những thành quả gì, điểm mạnh, điểm yếu nằm ở đâu.

Bởi thông thường, các doanh nghiệp Việt truyền thống sẽ đánh giá hiệu suất làm việc qua những từ mang tính chung chung như lời, lỗ, tốt, không tốt,... mà chúng ta không dùng một phương pháp mới - định lượng nhờ phần mềm.

Từ đó đưa ra những đánh giá, phân tích và đinh hướng phù hợp cho sự phát triển mang tính linh hoạt mà bền vững.

Dẫu nhận thấy những mặt lợi rõ ràng mà CĐS đem lại cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn trong việc CĐS, ứng dụng phần mềm vào các công tác quản lý, kinh doanh, sản xuất để tự động hoá công việc, tăng hiệu suất.

Do vậy, đây là lĩnh vực nghề rất hứa hẹn, bởi thị trường công nghệ số trong tương lai chỉ có mở rộng và tiến sâu hơn, không có thụt lùi và giảm bớt cơ hội.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.