6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 19/09/2023 | 12:00
0
Theo ông Đậu Anh Tuấn, để đưa nền kinh tế trở lại với quỹ đạo tăng trưởng cao thì cần tập trung tháo gỡ các rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của DN.

Trong phần trình bày tham luận tại Chuyên đề 1 của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023 sáng 19/9, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề cập đến 6 rào cản, khó khăn tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Rào cản thứ nhất, ông Tuấn chỉ ra là chất lượng cơ sở hạ tầng đang cải thiện nhưng hiện vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế. “Chất lượng hạ tầng là thách thức lớn và lâu dài mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, loạt báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của VCCI nhiều năm, khi phân tích trải nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh Việt Nam đã cho thấy cơ sở hạ tầng chưa phải là một lợi thế so sánh của Việt Nam trong so sánh với các quốc gia cạnh tranh khá, dù ghi nhận những cải thiện đáng kể trong các năm gần đây.

“Việt Nam đứng thứ 77 về chất lượng hạ tầng tổng thể, 103 về đường bộ, 83 về cảng, 103 về vận tải hàng không và 87 về cung ứng điện. Các kết quả này nhìn chung kém cạnh tranh hơn khi nhà đầu tư đặt lên bàn cân so sánh với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia hay Thái Lan”, ông Đậu Anh Tuấn dẫn thực tế.

Sự cố thiếu hụt điện nghiêm trọng tại miền Bắc Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6/2023 gây ra nhiều thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ông Tuấn nêu ra khi lấy ví dụ về yếu kém cơ sở hạ tầng.

Kinh tế vĩ mô - 6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI phát biểu tại Diễn đàn.

Rào cản thứ 2 là việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất kinh doanh cơ bản (tín dụng, lao động, đất đai) chưa thực sự thuận lợi.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2022 của VCCI, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải là tiếp cận vốn. Cụ thể, trong năm 2022 tiếp cận vốn đã trở thành vấn đề lớn nhất với khoảng 55,6% doanh nghiệp phản ánh, tăng liên tục từ con số 34,8% của năm 2019, 40,7% của năm 2020 và 46,9% của năm 2021.

Rào cản thứ 3 là chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Ông Tuấn cho biết, các doanh nghiệp phản ánh chi phí kinh doanh tại Việt Nam hiện nay vẫn còn cao, nằm ở 4 nhóm chính: các chi phí có liên quan đến lao động; chi phí tài chính cho Nhà nước ngoài thuế; chi phí vốn; chi phí vận tải, logistics.

Rào cản thứ 4 là chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật cần tiếp tục được cải thiện. Khảo sát doanh nghiệp hàng năm PCI cho thấy, tính ổn định và khả năng dự đoán được pháp luật của Việt Nam tương đối thấp, trong cả giai đoạn ban hành pháp luật và thực thi pháp luật.

Tỉ lệ doanh nghiệp “luôn luôn” hoặc “thường xuyên” dự đoán được sự thay đổi quy định pháp luật của chính quyền cấp tỉnh giảm từ mức 16% năm 2014 xuống mức 5% năm 2021 và 3,42% năm 2022. Doanh nghiệp càng nhỏ, khả năng dự đoán sự thay đổi pháp luật càng thấp.

“Thời gian qua nổi lên vấn đề lạm dụng ban hành thông tư, ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Các doanh nghiệp phản ánh tình trạng chất lượng các quy chuẩn kỹ thuật tương đối thấp”, ông Tuấn nêu.

Kinh tế vĩ mô - 6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam (Hình 2).

Theo VCCI, các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả (Ảnh: Phạm Tùng).

Rào cản thứ 5 được đại diện VCCI chỉ ra là các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả. Việt Nam hiện xếp hạng 105/137 về số lượng nhà cung ứng nội địa và 116/137 về chất lượng nhà cung ứng nội địa, kém hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines.

So với khu vực FDI, ông Tuấn đánh giá doanh nghiệp trong nước chưa làm chủ tương đối được các chuỗi sản xuất độc lập, phần nào ảnh hưởng đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Rào cản cuối cùng được chỉ ra là doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới.

Do sự phát triển của Internet, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng rất nhiều quy định quản lý các dịch vụ trên mạng như quy định quản lý mạng xã hội, game online, phim, trang thông tin điện tử, thương mại điện tử… Đây là các quy định cần thiết để chống tin giả, thông tin xấu độc, khiêu dâm, bạo lực trên internet.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, khi thực thi các quy định này thì thường các cơ quan Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ triệt để, trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới lại không đáp ứng các quy định này.

“Điều đó gây bất bình đẳng trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp trong nước bị đội chi phí, kéo dài thời gian, công sức khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Thậm chí còn gây hiện tượng nhiều người ra nước ngoài mở doanh nghiệp, hoặc các doanh nghiệp trong nước lập công ty con ở nước ngoài, rồi cung cấp dịch vụ ngược về Việt Nam nhằm né các quy định trong nước”, Phó Tổng Thư ký VCCI cho hay.

Đưa ra giải pháp, ông Tuấn cho rằng trong ngắn hạn cần đưa ra quy định theo hướng nới lỏng nghĩa vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam như loại trừ các doanh nghiệp trong nước khi phải áp dụng các quy định mới, hoặc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, miễn trừ nghĩa vụ cho các doanh nghiệp đã tuân thủ tốt.

Về dài hạn thì cần nghiên cứu quy định về xử phạt doanh nghiệp tại nước ngoài, hiệu lực ngoài lãnh thổ của pháp luật hành chính.

Xem thêm: 

“Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn”

Thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến

“Nhiều diễn biến mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo”

Chủ nhiệm UBKT: Bức tranh kinh tế đang có gam màu sáng lẫn gam màu tối

Chủ nhật, 17/09/2023 | 11:00
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2023 đang ghi nhận những gam màu sáng lẫn gam màu tối.

“Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn”

Thứ 3, 19/09/2023 | 10:52
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, xu thế phát triển doanh nghiệp chậm lại đang phản ánh tình thế mới, chưa từng thấy trong gần 40 năm đổi mới của Việt Nam.

“Nhiều diễn biến mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo”

Thứ 3, 19/09/2023 | 08:57
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng năm 2023 có dấu hiệu chậm lại, suy giảm và chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài.

Việt Nam có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh

Thứ 6, 15/09/2023 | 12:13
Theo đại biểu Tú Anh, về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Giao 12 nhiệm vụ cho doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế

Thứ 5, 14/09/2023 | 13:28
Thủ tướng nêu rõ, DNNN cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung chuyển đổi số, chuyển xanh, kinh tế tuần hoàn, những ngành mới nổi.
Cùng tác giả

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.