Bài học S-400: Bán vũ khí

Bài học S-400: Bán vũ khí "không lợi nhuận", nước cờ "phá" ảnh hưởng Mỹ trên toàn cầu của ông Putin

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 23/07/2019 | 19:24
0
Không hướng tới các quốc gia giàu có để chào mới vũ khí, Nga sẵn sàng cung cấp các khoản vay lâu dài để giúp các quốc gia "nghèo" tiếp cận với nguồn thiết bị quân sự giá rẻ nhưng hiệu quả không kém phương Tây.
Tiêu điểm - Bài học S-400: Bán vũ khí 'không lợi nhuận', nước cờ 'phá' ảnh hưởng Mỹ trên toàn cầu của ông Putin

Nga có thể cung cấp các khoản vay mua vũ khí cho các quốc gia chi tiêu quốc phòng hạn hẹp.

Nga từ lâu đã là một trong những đại lý vũ khí lớn nhất thế giới, với báo cáo doanh thu khoảng 15 tỷ USD mỗi năm. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với Moscow, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều sóng gió.

Theo Defense News, bán vũ khí ra bên ngoài là cách mà Nga giữ cho nền công nghiệp quốc phòng duy trì hoạt động ổn định, trong khi vũ khí quân sự của Nga nổi tiếng là có thể so sánh với các sản phẩm phương Tây nhưng lại có chi phí rẻ hơn.

Điều này cũng là một phần lý do tạo nên sự thu hút đối với vũ khí Nga và họ cũng sẵn sàng bán thiết bị cho bất cứ ai. Nhưng doanh số bán vũ khí toàn cầu luôn có yếu tố gây dựng “ảnh hưởng” trong đó và Nga cũng không nằm ngoài điều này.

Các khách hàng có nhiều tiền mặt hơn khách hàng thông thường luôn được các công ty quốc phòng phương Tây yêu thích.

Nhưng với các quốc gia có quan hệ tốt với Điện Kremlin, các ngân hàng và tập đoàn nhà nước Nga thường sẽ cung cấp các khoản vay để tài trợ cho các giao dịch mua bán vũ khí lớn.

“Thông thường, các khoản vay sẽ mang đến yếu tố chính trị cho các hợp đồng vũ khí”, Robert Lee, cựu thành viên của Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga cho biết.

Về cơ bản, Nga sẽ không kiếm được nhiều lợi nhuận từ các hợp đồng này, nhưng chúng cung cấp công việc cho các công ty quốc phòng Nga bằng cách hỗ trợ việc làm, giữ cho dây chuyền sản xuất hoạt động và giảm chi phí cho mua sắm trong nước, ông nói thêm.

Xu hướng cung cấp các khoản vay để tăng doanh số từ những khách hàng tầm trung ngày càng trở nên phổ biến trong thập kỷ qua khi doanh số sụt giảm và tham vọng gây dựng ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế bắt đầu mở rộng.

Tổng thống Vladimir Putin được cho là tán thành định hướng như vậy trong cuộc họp tháng 4/2013 về ngành xuất khẩu vũ khí.

“Hiện tại, một số quốc gia không có đủ tiền và thấy cần thiết kéo dài tuổi thọ của vũ khí và thiết bị mà họ đã có hơn”, ông Putin nói. “Các khoản vay kịp thời được thực hiện theo các điều khoản thị trường sẽ giúp thúc đẩy hàng hóa của chúng ta và tạo ra thị trường để bảo trì hàng hóa về sau này, cũng như bán thêm thiết bị và phụ tùng thay thế”.

Có nhiều ví dụ về điều này trong thực tế, mặc dù chúng có xu hướng ở quy mô nhỏ. Năm ngoái, Moscow đã phê duyệt khoản vay 200 triệu USD cho phép Armenia mua các hệ thống phòng không và radar.

Bangladesh năm 2013 đã được cho vay 800 triệu USD cho các hợp đồng máy bay huấn luyện. Cuba cũng đã được cấp khoản vay 50 triệu USD. Rủi ro tài chính đối với Nga nếu những khách hàng này vỡ nợ là thấp.

Tiêu điểm - Bài học S-400: Bán vũ khí 'không lợi nhuận', nước cờ 'phá' ảnh hưởng Mỹ trên toàn cầu của ông Putin (Hình 2).

Nga có thể chuyển giao vũ khí với giá rẻ hơn cho các đối tác thân thiết.

Hầu hết các quốc gia nhận được khoản vay thường không mua các vũ khí cao cấp và là các thành viên của một hiệp ước an ninh tập thể dưới thời Liên Xô. Điều đó khiến họ phụ thuộc trong các thiết bị quân sự của Nga, từ đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Tuy nhiên, những khách hàng này đại diện cho một phần rất nhỏ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Nga. Khi nhắc đến khách hàng lớn nhất của Moscow, người ta thường nhớ đến Ấn Độ và Trung Quốc. Nga biết cả hai khách hàng này có thể và sẽ trả bằng tiền mặt.

Nhưng khi các điều kiện và tính chất chính trị phù hợp, Moscow sẽ cung cấp một khoản vay cho các quốc gia “giàu” khác, như người ta thấy ở trường hợp  Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 12/2017, Giám đốc điều hành của Rostec Serge Chemezov cho biết, 55% trong số 2,5 tỷ USD hợp đồng mua bốn hệ thống phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đã được tài trợ bởi một khoản vay của Nga.

Thỏa thuận này đã trở thành một cơn lốc chính trị lớn, mang đến đòn bẩy cho Moscow, làm dấy lên căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO, những quốc gia luôn coi việc sử dụng thiết bị của Nga là cấm kỵ.

Mặc dù tán thành xu hướng cho vay để mua vũ khí, Tổng thống Putin vẫn tỏ ra cẩn thận trong việc xác định điều kiện cho các quốc gia hưởng ưu đãi.

Những khoản vay này phải dựa trên các nguyên tắc thị trường và không giống như các khoản vay mà Liên Xô đã từng cung cấp trong quá khứ vì “tình hữu nghị” rồi có đi mà không có lại.

Trong vài tháng qua, Rostec và Rosoboronexport đã thông báo rút phần lớn sự hiện diện của họ khỏi Venezuela. Giữa tình hình khủng hoảng hiện tại, Caracas không thể trả các khoản tiền mua vũ khí trước đó. Điều này buộc lòng khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga rời đi.

Tuy nhiên, Nga đang chuyển hướng sang cách thức mới khi lợi nhuận bán vũ khí sáng sủa hơn trong những năm qua.

Gần đây, khi thặng dư ngân sách và trang thiết bị của bộ Quốc phòng Nga tăng lên, quân đội đã đóng một vai trò trực tiếp trong việc chuyển giao thiết bị. Syria nhận được vũ khí và dịch vụ quân sự miễn phí hoặc được giảm giá từ quân đội Nga. Điều này cũng đang xảy ra ở Venezuela.

Ngoài Syria và Venezuela, bước ngoặt thịnh vượng hơn của quân đội Nga đã cho phép nước này đóng vai trò tích cực trong chính sách đối ngoại bằng chuyển giao vũ khí để khai thác các lợi ích chính trị.

Nga sẵn sàng giao vũ khí miễn phí và đôi khi họ sẽ hiện đại hóa chúng một chút trước khi giao hàng hoặc thậm chí chuyển giao với giá rẻ cho nhiều quốc gia, tờ Defense News nhận định.

Sau Thổ Nhĩ Kỳ, hàng loạt quốc gia khao khát "trái cấm" S-400 của Nga dù biết Mỹ sẽ "ra đòn"?

Thứ 3, 23/07/2019 | 14:00
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đi tiên phong, đến lượt Saudi Arabia, Qatar và Ấn Độ chắc chắn sẽ muốn sở hữu hệ thống phòng không tiên tiến từ Nga.

"Sai một ly đi ngàn dặm": Trao tay S-400, Nga biến Thổ Nhĩ Kỳ thành "người thừa" ở NATO?

Thứ 2, 22/07/2019 | 14:45
S-400 là giọt nước tràn ly khiến Thổ Nhĩ Kỳ dù có ở lại NATO cũng không còn ý nghĩa.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.