Bài toán giữ chân “đại bàng” nhìn từ việc áp thuế tối thiểu toàn cầu

Chủ nhật, 15/10/2023 | 16:00
0
Thuế tối thiểu toàn cầu được xây dựng nhằm ngăn chặn cuộc đua xuống đáy về thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia và là thời cơ để Việt Nam nâng cấp mô hình thu hút FDI.

Hiện các chính sách ưu đãi thuế tại các quốc gia đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia phát triển, mở rộng kinh doanh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thể chế và thực thi thuế chưa đồng bộ, chưa đầy đủ cùng với nhiều ưu thế về vốn và kinh nghiệm, các doanh nghiệp này đã tận dụng các kẽ hở quản lý để trốn thuế thông qua những hành vi gây xói mòn cơ sở tính thuế hoặc chuyển giá, chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp.  

Những hoạt động trên đã gây xói mòn nghiêm trọng nguồn thu ngân sách của các quốc gia, dẫn đến việc nhiều nước trên thế giới đơn phương áp dụng các loại thuế khác nhau, phát sinh bất đồng, tranh chấp giữa các nước.

Cụ thể, hầu hết các nước đang phát triển “lao vào cuộc đua xuống đáy” bằng cách đua nhau giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thực hiện rất nhiều ưu đãi về thuế. Đối tượng hưởng lợi là các tập đoàn đa quốc gia, mặc dù có lợi nhuận cao, nhưng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp rất thấp, thậm chí không bị đánh thuế.

Khi áp thuế tối thiểu, cuộc đua xuống đáy không còn nữa, dòng vốn FDI không còn chảy vào các nước đang phát triển, mà sẽ tìm hướng đầu tư mới. Chính vì vậy, thuế tối thiểu toàn cầu được xây dựng nhằm ngăn chặn “cuộc đua xuống đáy” về thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia.

Tài chính - Ngân hàng - Bài toán giữ chân “đại bàng” nhìn từ việc áp thuế tối thiểu toàn cầu

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam.

Trước tình hình đó, việc Việt Nam xây dựng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ năm 2024 (bao gồm quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu IIR) và thuế tối thiểu bổ sung nội địa đạt chuẩn (QDMTT) nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, tạo mức độ tin tưởng giữa doanh nghiệp và Chính phủ để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về thuế tối thiểu toàn cầu ở Việt Nam, chính sách này là một nước đi tất yếu, nhằm giúp Việt Nam giành quyền thu thuế chính đáng. Việt Nam có những điểm mạnh trong thu hút đầu tư như vị trí địa lý, môi trường kinh tế, xã hội, chính trị tương đối ổn định và vẫn đang là một nền kinh tế năng động và có tốc độ phát triển tốt. 

Chính vì vậy, việc Chính phủ xác nhận tham gia cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu phần nào khẳng định tiếng nói của Việt Nam trong việc hội nhập với xu thế toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam về tính minh bạch trong hệ thống chính sách trong mắt bạn bè quốc tế và diễn đàn các quốc gia.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ khiến các chính sách ưu đãi thuế hiện tại của Việt Nam trở nên kém hấp dẫn với các công ty đa quốc gia (MNE) thuộc đối tượng áp dụng. 

Trong khi đó, công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc thiếu vắng các MNE lớn cũng như các doanh nghiệp vệ tinh sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường đầu tư và vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên quốc tế.

Đây là vấn đề có thể ảnh hưởng tới việc thu hút và mở rộng đầu tư chất lượng cao từ phía các MNE, nếu áp dụng không hiệu quả có thể dẫn đến việc chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam sang quốc gia khác có chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn.

Tài chính - Ngân hàng - Bài toán giữ chân “đại bàng” nhìn từ việc áp thuế tối thiểu toàn cầu (Hình 2).

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được coi là thời cơ để Việt Nam nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI.

Việc chuyển dịch đầu tư từ các doanh nghiệp FDI lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia của Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, là một trong những nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới, nên khi dòng chảy bị nắn bởi thuế tối thiểu, thì chắc chắn sẽ chịu tác động.

Khi các công cụ ưu đãi về thuế không còn phát huy hiệu quả, Việt Nam cần có biện pháp hỗ trợ để duy trì tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, việc hỗ trợ bằng tiền cần hết sức cân nhắc bởi có thể không phù hợp với quy tắc áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không chỉ vì được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà quan trọng hơn là các yếu tố về lực lượng lao động, vị trí địa lý. 

Thay vì ưu đãi thuế chưa hợp lý, việc cắt giảm các chi phí như vận chuyển, cấp quyền khai thác mỏ sẽ mang lại giá trị gia tăng tốt hơn nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, việc này có thể coi là bù đắp lại một phần cho doanh nghiệp tại môi trường đầu tư Việt Nam.

Đồng thời, cần chú trọng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Qua đó giảm thiểu, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các chi phí ngầm mà các doanh nghiệp đang gánh chịu. Cùng với tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công: đảm bảo thông thoáng, rõ ràng minh bạch, thống nhất, dễ hiểu, dễ làm giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được coi là thời cơ để Việt Nam nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI. Khi đó, mô hình kinh tế truyền thống sẽ chuyển sang kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và bền vững, thu hút đầu tư sẽ dịch chuyển từ việc ưu đãi thuế sang việc tăng cường pháp luật bảo vệ, thúc đẩy lao động chất lượng cao, hỗ trợ cơ sở hạ tầng tốt, chính sách hải quan tốt.

Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam

Việt Nam được lợi gì khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?

Thứ 5, 28/09/2023 | 15:31
Mục đích xây dựng Nghị quyết nhằm xây dựng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ năm 2024, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Việt Nam muốn áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Thứ 5, 27/07/2023 | 06:04
Theo tờ trình Bộ Tài chính vừa gửi Bộ Tư pháp, dự thảo Nghị quyết nhằm xây dựng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ năm 2024.

Kiến nghị chính sách ưu đãi mới trước quy định thuế tối thiểu toàn cầu

Thứ 7, 22/04/2023 | 12:35
Theo các nhà đầu tư FDI, Việt Nam cần xây dựng chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh để thu hút đầu tư, nhất là quy định thuế tối thiểu toàn cầu sắp được áp dụng.

Ưu đãi cho khối FDI sẽ mất tác dụng với thuế tối thiểu toàn cầu

Thứ 6, 21/04/2023 | 14:20
Theo bà Nguyễn Thy Nga, thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% sẽ chấm dứt tình trạng các quốc gia thu hút doanh nghiệp FDI bằng cách đưa ra ưu đãi về thuế.
Cùng tác giả

Hệ thống KRX: Những băn khoăn đằng sau kỳ vọng

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:59
Sau 12 năm triển khai, hệ thống KRX đã có tới 8 lần lỡ hẹn và hiện tại vẫn chưa thể giao dịch được, dường như việc vận hành là bài toán không hề đơn giản.

Một cổ phiếu nhà Vingroup trở thành đầu tàu dẫn dắt thị trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Mã VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực

Sở hữu gần 1.600 nhà thuốc, doanh thu chuỗi Long Châu tăng 68%

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:05
Đến hết quý I/2024, FPT Long Châu có tổng cộng 1.587 nhà thuốc, mở mới 90 cơ sở từ đầu năm. Doanh thu trung bình của mỗi nhà thuốc đang ở mức 1,2 tỷ đồng/tháng.

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.
Cùng chuyên mục

Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng USD

Thứ 3, 30/04/2024 | 11:27
Theo dự thảo, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ.

TGĐ VPBank: Nợ BĐS có khả năng xử lý cao nhất, tỉ lệ mất thật rất thấp

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Đánh giá về tiềm năng cho vay BĐS trong năm 2024, Tổng Giám đốc VPBank cho biết đây là nhóm ngành tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Hệ thống KRX: Những băn khoăn đằng sau kỳ vọng

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:59
Sau 12 năm triển khai, hệ thống KRX đã có tới 8 lần lỡ hẹn và hiện tại vẫn chưa thể giao dịch được, dường như việc vận hành là bài toán không hề đơn giản.

Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi để đón nguồn vốn xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:35
Nguồn vốn là cốt yếu với doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh. Để giải bài toán này, ngoài sự hỗ trợ từ các cấp quản lý, doanh nghiệp cũng cần chủ động chuyển đổi.

OCB báo lãi trước thuế 1.214 tỷ đồng quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2024 với thu nhập lãi thuần đạt 1.901 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi để đón nguồn vốn xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:35
Nguồn vốn là cốt yếu với doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh. Để giải bài toán này, ngoài sự hỗ trợ từ các cấp quản lý, doanh nghiệp cũng cần chủ động chuyển đổi.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 30/4: Biến động khó lường

Thứ 3, 30/04/2024 | 09:48
Giá vàng hôm nay biến động khó lường khi thị trường tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu vào ngày 30/4.

TGĐ VPBank: Nợ BĐS có khả năng xử lý cao nhất, tỉ lệ mất thật rất thấp

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Đánh giá về tiềm năng cho vay BĐS trong năm 2024, Tổng Giám đốc VPBank cho biết đây là nhóm ngành tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Hệ thống KRX: Những băn khoăn đằng sau kỳ vọng

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:59
Sau 12 năm triển khai, hệ thống KRX đã có tới 8 lần lỡ hẹn và hiện tại vẫn chưa thể giao dịch được, dường như việc vận hành là bài toán không hề đơn giản.