Bản tin 23/9: Bộ GD&ĐT vẫn chưa chốt số môn thi bắt buộc từ năm 2025

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 7, 23/09/2023 06:30

Thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Bộ GD&ĐT chưa chốt môn bắt buộc; Nhiều người nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người...

Thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Bộ GD&ĐT chưa chốt môn bắt buộc

Xã hội - Bản tin 23/9: Bộ GD&ĐT vẫn chưa chốt số môn thi bắt buộc từ năm 2025

Ảnh minhh họa.

Theo Vietnam+, Bộ GD&ĐT cho biết Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025, khi lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ gồm 11 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong số đó, riêng môn Ngoại ngữ có 7 thứ tiếng khác nhau để học sinh lựa chọn: tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật, Đức, Hàn.

Trong số 11 môn thi, sẽ có một số môn thi bắt buộc và một số môn thí sinh được quyền lựa chọn để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT chưa chốt số môn thi bắt buộc và lựa chọn.

Trước đó, trong dự thảo phương án thi đã được Bộ GD&ĐT công bố hồi tháng Ba để lấy ý kiến dư luận, thí sinh hệ trung học phổ thông dự thi bốn môn bắt buộc (gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử: là các môn học bắt buộc trong chương trình trung học phổ thông mới) và hai môn học lựa chọn trong tổng số 4 môn học đã chọn học trong nhà trường. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông dự thi 3 môn học bắt buộc (gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử) và hai môn học lựa chọn trong số 4 môn đã chọn học.

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực. Nội dung thi chủ yếu năm trong chương trình lớp 12.

Theo ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, dự kiến phương án thi sẽ được cơ quan này công bố trong quý IV năm nay.

Trước đó, trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tám, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT cần sớm công bố phương án thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025.

Nhiều người nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người"

Xã hội - Bản tin 23/9: Bộ GD&ĐT vẫn chưa chốt số môn thi bắt buộc từ năm 2025 (Hình 2).

Tổn thương do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore. Ảnh: Internet.

Theo báo Người Lao Động tại Việt Nam, bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất hiện rải rác. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong

Mới đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi nhiễm bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore, ở huyện Quảng Xương, Thanh Hoá, tử vong ngày 19/9 dù được tích cực điều trị.

Ngày 22/9, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore. Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis ) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra.

Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925, sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp dự phòng chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Thương tâm nam sinh tử vong vì đâm vào ô tô đậu bên đường

Xã hội - Bản tin 23/9: Bộ GD&ĐT vẫn chưa chốt số môn thi bắt buộc từ năm 2025 (Hình 3).

Nam sinh ngã ra đường tử vong tại chỗ sau khi đâm vào đuôi chiếc xe tải. Ảnh: MXH.

Thông tin ban đầu trên ATGT, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng hơn 16h chiều 21/9 tại tuyến đường gần ngã ba Hàng Táo, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Thời điểm trên, một thiếu niên đi xe gắn máy loại dưới 50cm3 biển số 89AA-335.7x đã đâm vào đuôi một chiếc xe tải có cẩu tự hành chở cột điện đỗ bên đường.

Sau cú đâm mạnh khiến nạn nhân ngã ra đường, tử vong tại chỗ. Chiếc xe gắn máy bị hư hỏng nằm lọt trong gầm xe tải.

Theo người dân địa phương, nạn nhân tử vong là nam sinh, sinh năm 2008 là người địa phương. Trước lúc xảy ra tai nạn, nạn nhân xin phép gia đình đi cắt tóc.

Hiện công an địa phương đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Trúc Chi (t/h)



Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.