“Bạo lực học đường, không nên đổ hết cho ngành Giáo dục”

“Bạo lực học đường, không nên đổ hết cho ngành Giáo dục”

Hà Công Luân
Thứ 3, 21/05/2019 | 16:01
1
Bên lề hành lang Quốc hội sáng nay (21/5), đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề bạo lực học đường diễn ra phức tạp thời gian gần đây.

Ông nhìn nhận thế nào về một số vụ việc bạo lực học đường xảy ra gần đây, trong đó có một số vụ việc giáo viên đánh học sinh hay sử dụng hình thức xử phạt học sinh chưa phù hợp?

Chúng ta phải nhìn một cách tổng thể trên toàn đất nước chứ đừng biến cái cá thể, điểm nóng để thành bản chất để quy chụp thầy cô giáo. Oan cho các thầy cô. Một vài trường hợp, không phải là hiện tượng phổ biến thì chúng ta phải đánh giá hết sức khách quan, hết sức bình tĩnh và xem xét việc này trong quá trình phát triển xã hội.

Có thể thầy cô giáo nóng nảy, đánh học sinh. Nhưng sau khi đánh xong có thầy cô giáo nào không ân hận hay không? Bởi vì muốn cho con mình, học trò mình học giỏi, học tốt thì có thể xảy ra những việc như vậy.

Giáo dục - “Bạo lực học đường, không nên đổ hết cho ngành Giáo dục”

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi. Ảnh Ngọc Thắng

Tuy nhiên, rõ ràng thực tế cũng cho thầy cô một bài học về tính kiên nhẫn của nghề giáo và đây cũng là một vấn đề đặt ra trong quá trình đào tạo sư phạm, ta phải làm sao phải đào tạo được các thầy cô giữ được chữ nhẫn và sự bình tĩnh trước học sinh.

Và phải coi học sinh là quá trình đang phấn đấu, rèn luyện, phát triển thì có thể xảy ra việc này việc kia là đương nhiên, thì mình phải dùng các biện pháp để giáo dục.

Tôi cho rằng, công tác tuyên truyền của chúng ta cần phải được nghiên cứu rất kỹ. Nếu không, đổ hết lên đầu ngành giáo dục không nên.

Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực học đường?

Vấn đề bạo lực học đường có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân đầu tiên là học sinh. Bản thân học sinh đang trong quá trình phát triển nhạy cảm thì phải rèn luyện sao cho các em đi đúng định hướng.

Hai là nhà trường, làm sao phải giáo dục đi trước, định hướng trước. Làm sao để các em tuân thủ nội quy, quy trình của nhà trường, rèn luyện ở trong chính môi trường của nhà trường rất quan trọng.

Thứ ba là gia đình. Vì sao gia đình lại đổ hết cho thầy cô giáo. Gia đình, con mình học như thế nào mình phải hiểu, rất áp lực. Nhiều gia đình con về thi điểm kém thì gây áp lực lên con. Sao lại thế? Lẽ ra phải động viên con hôm nay con học kém thì mai phải cố gắng lên thì đó chính là động lực cho đứa trẻ.

Thứ ba là xã hội. Chúng ta phải công bằng với học sinh và các thầy. Cả xã hội phải có trách nhiệm tập trung vào động viên các thầy, giúp đỡ các cháu, coi đây là một môi trường tạo ra cơ hội để thầy cô và học trò gặp nhau ở một điểm đó là dạy tốt học tốt như khẩu hiệu lâu nay vẫn đặt ra.

Mong báo chí truyền thông rất khách quan trong đánh giá tình hình thầy cô đánh học trò. Không coi đó là một điểm nóng, coi đó là một vấn đề xã hội thì không phải mà là rất cá biệt, không thể gọi là toàn diện được.

Có hai luồng ý kiến, một là các thầy cô có được dùng bạo lực với học sinh, vấn đề là ở mức độ nào, coi đây cũng là một phương pháp giáo dục. Hai là tuyệt đối không được dùng bạo lực, dù là dùng bất kỳ một hình thức nào cũng cho thấy sự bất lực của thầy cô giáo. Ý kiến của ông thế nào?

Tôi cho rằng cả hai ý kiến đều chưa đúng. Thứ nhất, dùng bạo lực với học sinh là không được. Thứ hai là chỉ nhẹ nhàng cũng không được. Mà điều cơ bản ở đây là khi các em có vi phạm phải giáo dục, răn đe, chấm điểm các em về mặt đạo đức. Hiện nay ta có điểm về mặt đạo đức công dân cơ mà.

Thứ hai là kết nối với gia đình để giáo dục.

Thứ ba là đưa ra kiểm điểm trước tập thể học sinh để rút ra bài học để các em đóng góp cho nhau. Còn chuyện đánh, bạt tai, đuổi ra khỏi lớp thì theo tôi đó là tối kiến chứ không phải là sáng kiến. Bởi vì các cháu là học sinh, đuổi các em ra khỏi trường khỏi lớp một tuần, tháng thì các em còn theo kịp được kiến thức hay không? Trong giáo dục không cho phép như thế.

Đánh đập không được, quỳ không được, tất cả các hình thức đụng chạm vào thân thể vào học sinh đều không được phép. Nhưng phải có hình thức xử phạt để đảm bảo kỷ cương trường học như áp dụng hình thức chấm điểm kỷ luật nề nếp, đưa ra tổ kiểm điểm…

Thống nhất phương án một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa

Thứ 3, 21/05/2019 | 13:12
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị được giữ quy định một chương trình thống nhất, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa như trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Bí thư Hà Nội: Rà soát việc chỉ định thầu cho Nhật Cường cung cấp phần mềm

Thứ 3, 21/05/2019 | 11:23
Liên quan đến việc chỉ định thầu cho Nhật Cường triển khai rất nhiều dịch vụ công của thành phố, sáng 21/5, PV đã có trao đổi nhanh với ông Hoàng Trung Hải, Bí thư TP.Hà Nội bên hành lang kỳ họp Quốc hội khóa XIV.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.