Bịt “lỗ hổng” chống thất thu thuế thương mại điện tử

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Thứ 5, 29/09/2022 18:59

GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, công tác thu thuế thương mại điện tử xuyên quốc gia hiện nay vẫn còn nhiều lúng túng vì chưa có nền tảng pháp lý đầy đủ.

Thời gian qua, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể bởi những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại. Tuy nhiên, so với thu nhập và doanh thu khủng, số thuế nộp ngân sách nhà nước từ lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Đây chính là thực tế nan giải về thuế thương mại điện tử được chia sẻ tại tọa đàm “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử” diễn ra chiều 29/9.

Khó khăn triển khai thu thuế TMĐT

Bàn về sự thay đổi trong chính sách, pháp luật về thuế, bà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết, có rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Tuy nhiên hiện nay chính sách thuế cũng đã có quy định với tổ chức, cá nhân khi hoạt động TMĐT tự kê khai và nộp thuế theo quy định, cơ quan thuế đóng vai trò hướng dẫn tuyên truyền là chính.

Khó khăn trong hoạt động quản lý thuế đối với TMĐT chính là quản lý đầy đủ các nguồn thu và đối tượng nộp thuế. Đồng thời hoạt động quản lý thuế cũng gặp nhiều thách thức liên quan đến các yếu tố đánh giá thuế và kiểm soát giao dịch kinh tế các đối tượng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT.

Xu hướng thị trường - Bịt “lỗ hổng” chống thất thu thuế thương mại điện tử

Bà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế (Ảnh: VGP).

Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng có những cơ chế kiểm soát, trong trường hợp người nộp thuế cố tình không kê khai thì sẽ có chế tài cụ thể. Nếu có dấu hiệu trốn thuế thì cơ quan thuế sẽ chuyển vụ việc sang cơ quan công an, các cơ quan pháp luật khác để xử lý.

Bà Lan Anh cho rằng, để các chính sách thuế được thực thi hiệu quả thì cần có sự phối hợp các đơn vị liên quan, đặc biệt là để đồng nhất chính sách thuế cho hoạt động TMĐT.

Theo bà Lan Anh, vừa qua, ngành thuế đã triển khai các rất đồng bộ các biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đặc biệt là hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân kinh doanh thực hiện kê khai theo đúng quy định của pháp luật.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nhìn nhận, việc quản lý thu thuế không chỉ đặt ra thách thức đối với Việt Nam mà còn với rất nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới. "Hiện nay, công tác thực hiện vẫn còn khá nhiều lúng túng, đặc biệt trong công tác thu thuế thương mại điện tử xuyên quốc gia", ông đánh giá.

Ông Cường cũng đánh giá rất cao ngành thuế là một trong ngành chuyển đổi số nhanh nhất, đem lại nhiều hiệu quả nhất, thông qua việc các nhà mạng phải kê khai thuế dựa theo các cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Ngoài việc chủ động trong công cụ về công nghệ, có thể thấy sự sẵn sàng trong hệ thống pháp lý hình thành nên các yếu tố như nội dung về quản lý thuế hay các quy định của pháp luật về thực thi.

Theo ông Cường các giải pháp quản lý TMĐT nói chung và quản lý thuế nói riêng, bên cạnh việc củng cố nền tảng pháp lý thì sẽ cần đẩy mạnh việc thu thập thông tin qua các công cụ ứng dụng thành tựu công nghệ.

Môi trường pháp lý cần phải đầy đủ

Đề xuất về việc sửa đổi bổ sung luật liên quan đến các thuế trên các nền tảng TMĐT trong thời đại công nghệ số phát triển, GS.TS Hoàng Văn Cường đánh giá, về cơ bản Việt Nam đã có nền tảng để thực hiện thu thuế trên các nền tảng số.

"Tuy nhiên với sự thay đổi liên tục của cách mạng công nghệ 4.0 thì chúng ta cần sự cải thiện liên quan đến những đối tượng nộp thuế khi diễn ra các hoạt động trên mạng”, ông Cường nói.

Xu hướng thị trường - Bịt “lỗ hổng” chống thất thu thuế thương mại điện tử (Hình 2).

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (Ảnh: VGP).

Chính vì vậy, môi trường pháp lý cần phải đầy đủ để bao phủ các hành vi thu thuế, đảm bảo công bằng, đúng đối tượng. Đồng thời, ông Cường cũng nhấn mạnh việc thu thập thông tin dữ liệu phục vụ cho hoạt động thu thuế cần phải có hành lang pháp lý đầy đủ để đảm bảo việc này được diễn ra hợp pháp, không vi phạm vào những vấn đề cá nhân nhưng vẫn đảm bảo được công tác quản lý.

Tổng Cục thuế hiện nay đang nghiên cứu để đề xuất về việc tăng cường quản lý thuế với các hoạt động thương mại điện tử, điển hình là thu thuế giá trị gia tăng tại nguồn đối với các giao dịch TMĐT.

Theo bà Lan Anh, khuyến nghị này được đề xuất và nhận được ý kiến rất tích cực. Thực tế hiện nay trên thế giới, một số quốc gia đã và đang áp dụng hình thức thu thuế tại nguồn như vậy. Nhưng để thực hiện được giải pháp này, cần phải củng cố rất nhiều về căn cứ trên hành lang pháp lý hiện có.

Đối với hình thức này, bất kỳ khi nào có hoạt động giao dịch về TMĐT phát sinh thì sẽ có dòng tiền thuế giá trị gia tăng vào thẳng ngân sách của nhà nước, không mất nhiều thời gian, công sức của người nộp thuế cũng như cơ quan thuế.

Bên cạnh đó, bà Lan Anh cũng khẳng định lại việc nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế và những người nộp thuế trung gian như các sản giao dịch điện tử phối hợp với các cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế. Điều này cũng làm giảm thủ đối với việc kê khai, nộp thuế.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.