Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên xem giấy chứng nhận ATTP là "bảo kiếm"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên xem giấy chứng nhận ATTP là "bảo kiếm"

Nguyễn Thị Lành

Nguyễn Thị Lành

Thứ 3, 18/10/2022 17:11

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng người nông dân phải làm ra sản phẩm có giá trị, bán sản phẩm là bán sức khỏe, bán niềm tin, bán giá trị chứ không phải giá cả.

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại Hội nghị Đảm bảo chất lượng an toàn và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam. Hội nghị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 18/10, tại Tp.HCM.

Giấy chứng nhận ATTP không nên là "bảo kiếm" để "qua cửa"

Quan điểm của Bộ trưởng Lê Minh Hoan là để có nông sản đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP), có nguồn gốc xuất xứ, đòi hỏi tất cả mọi người phải vào cuộc quản lý chung.

“Muốn tạo ra giá trị nông sản sạch, doanh nghiệp, Nhà nước, nông dân phải cùng quản lý, cùng tham gia. Phải có sự vào cuộc của Bộ ban ngành, cộng đồng để đồng quản lý chứ không phải chỉ Nhà nước quản lý”.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, vấn đề an toàn thực phẩm còn nhiều phức tạp và chưa được quản lý tốt. Có nhiều trường hợp, nhà sản xuất còn tâm lý và tư duy đối phó với các loại giấy tờ thủ tục mà chưa thật tâm đầu tư vào chất lượng sản phẩm.

Điều đáng nói, một bộ phận người tiêu dùng vẫn thích hàng giá rẻ, tiện lợi ở các chợ dân sinh, chợ tự phát và trôi nổi, thay vì các kênh phân phối uy tín…

Sự kiện - Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên xem giấy chứng nhận ATTP là 'bảo kiếm'

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khảo sát thực tế nông sản tại Tp.HCM.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, chẳng hạn, tại chợ đầu mối Bình Điền, mỗi buổi sáng có gần 20.000 người đến giao dịch hàng hóa thì làm sao có lực lượng chức năng có thể kiểm soát. Vậy, vấn đề là phải đi từ khâu sản xuất, phải tổ chức được mạng lưới liên kết và hợp tác cũng như kiểm soát lẫn nhau.

Cũng theo Bộ trưởng, hiện đang có tâm lý “xem cái đó có phải trách nhiệm được phân công hay không” của người dân, cơ quan chức năng.  

“Chúng ta phải cùng nhau làm vì trách nhiệm đối với chính bản thân và con em chúng ta. Nhà sản xuất cũng phải có trách nhiệm với sản phẩm hàng hóa và uy tín, danh dự của mình, tránh kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng…", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, không nên xem các chứng nhận an toàn thực phẩm là giấy chứng nhận, như tài sản, "bảo kiếm" để nông sản lọt qua cửa nọ, cửa kia… Người nông dân phải làm ra sản phẩm vì sức khỏe và tạo niềm tin cho xã hội.

Sự kiện - Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên xem giấy chứng nhận ATTP là 'bảo kiếm' (Hình 2).

Các đại biểu tham gia ký kết hợp tác tại hội nghị.

“Chúng ta bán niềm tin, bán sức khỏe, bán giá trị cho người tiêu dùng, thay vì bán nông sản cho người tiêu dùng… Ngày nào chúng ta còn bán nông sản cho người tiêu dùng là chúng ta chưa giàu.

Hiện, chúng ta đang bán giá cả, mà giá cả thấp hơn giá trị. Phương châm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về câu chuyện quản lý an toàn thực phẩm là, tới đây, để có thể cân, đong, đo đếm được chất lượng sản phẩm, chúng ta phải xây dựng thang đo, và thang đo phải chuẩn hóa để có thể 5 năm, 10 năm sau, chúng ta thực hiện hiệu quả hơn vấn đề quản lý an toàn thực phẩm…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoa phát biểu.

Ở góc độ quản lý, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, đã và đang rà soát lại tất cả tiêu chuẩn, quy định, chế tài của ngành từ Trung ương đến địa phương, sau đó sẽ kiến nghị Chính phủ sửa đổi cho phù hợp để nông nghiệp Việt chuyển mình.

Những nội dung trước đây có thể khuyến khích sẽ dần chuyển sang bắt buộc để đưa sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất có điều kiện một cách chặt chẽ.

Vấn đề an toàn thực phẩm là mối quan tâm của xã hội

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm Tp.HCM cho biết, vấn đề an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của xã hội, được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo.

Đánh giá về vấn đề này, hiện nay, có 3 khó khăn cụ thể như về quy định chính sách, thực trạng quy mô sản xuất kinh doanh và về cơ chế tổ chức phối hợp.

Sự kiện - Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên xem giấy chứng nhận ATTP là 'bảo kiếm' (Hình 3).

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm Tp.HCM.

Cũnh theo bà Lan, sản xuất nông nghiệp tại Tp.HCM hiện chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại chủ yếu có xuất xứ từ các tỉnh hoặc nhập khẩu.

Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn hạn chế, cần có sự phối hợp kiểm soát chất lượng thực phẩm từ tỉnh trước khi đưa về thành phố tiêu thụ.

Cần có quy định hướng dẫn chung từ các bộ chuyên ngành, theo đó nông sản, thực phẩm khi đưa vào tiêu thụ trên thị trường phải được kiểm tra và chứng nhận từ gốc (quy định thống nhất cách thực hiện việc giám sát, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kèm theo lô hàng).

Đáng nói, bà Lan cho rằng, hiện nay, còn nhiều bất cập trong quá trình thanh tra xử lý vi phạm với các mặt hàng nông sản tươi sống như: đòi hỏi kết quả phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định, chi phí lưu kho, chi phí xử lý tiêu hủy khi sản phẩm không đạt mà không xác định được chủ hàng hoặc chủ hàng bỏ trốn…

Ngoài ra, vấn đề kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm, thuốc thú y, thuốc an thần... trên nông sản vẫn còn nhiều khó khăn.  Quy định về quản lý kinh doanh phụ gia vẫn còn nhiều bất cập vì chưa có quy định phân biệt với quản lý hóa chất công nghiệp.

Do đó, thị trường vẫn còn tồn tại các cơ sở buôn bán hóa chất công nghiệp bên cạnh phụ gia thực phẩm, gây nguy cơ trà trộn.

Ngoài ra, nói về cơ chế, địa phương chưa hỗ trợ người nông dân trong việc vay vốn, thuê đất, cất nhà tiền chế để thực hiện kinh doanh nông sản. Cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân trong việc kinh doanh nông sản, xây dựng cơ sở sản xuất trên đất nông nghiệp…

Nguyễn Lành

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.