Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cứ có một viên sạn, thì trên mạng nói rất nhiều

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cứ có một viên sạn, thì trên mạng nói rất nhiều

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 11/11/2021 | 11:33
0

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sáng 11/11, nhiều ĐBQH quan tâm đến việc biên soạn, chất lượng sách giáo khoa.

Đã điều chỉnh SGK

Đại biểu Nguyễn Thị Huế (Đoàn Bắc Kạn) là người đầu tiên chất vấn về vấn đề SGK, bà hỏi: "Nhiều cử tri phản ánh rằng trong các bộ sách giáo khoa, Khoa học tự nhiên, Tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có một số bài học thiếu tính khoa học, thiếu tính giáo dục. Ý kiến của Bộ trưởng thế nào và đâu là giải pháp khắc phục?"

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Huế, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết thời gian qua nhận được nhiều luồng ý kiến của dư luận về chất lượng SGK, đặc biệt là sách lớp 6. Hội đồng chuyên môn làm SGK đã tiến hành thảo luận với tác giả và điều chỉnh trước khi sách được in và đến tay học sinh.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, Bộ cũng đang điều chỉnh để quy trình làm sách giáo khoa để hoàn thiện hơn. Về vấn đề dạy học tích hợp, một môn có 3 hợp phần. Hiện tại, các trường sắp xếp 3 giáo viên dạy một môn. Đơn vị nào sắp xếp hợp lý thì mọi việc thuận lới, không sắp xếp phù hợp thì sẽ gặp nhiều vấn đề.

“Bộ cũng đã tập huấn cho các trường, đặt vai trò quan trọng vào tay những người quản lý của các trường trong nhiệm vụ phân bổ giáo viên”, Bộ trưởng Sơn nói.

ĐBQH Trần Công Phàn (Đoàn Bình Dương) chất vấn: Tôi muốn Bộ trưởng nói rõ hơn về vấn đề có đại biểu đã nêu nhưng Bộ trưởng trả lời chưa hết ý đó là xoay quanh vấn đề sách giáo khoa (SGK). Nhiều cử tri cho rằng, SGK hiện nay còn “nhiều lỗi”, “nhiều sạn”, ý kiến của Bộ trưởng như thế nào về điều này? Điều này có đúng không? Và nếu đúng thì Bộ trưởng đã và sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này và nâng cao chất lượng SGk?

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Công Phàn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, về giải pháp đối với SGK điều ông có thể nói được lúc này, quan trọng nhất là chúng ta làm những gì để tăng cường chất lượng của các bộ SGK trong thời gian tới.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cứ có một viên sạn, thì trên mạng nói rất nhiều

Nhiều ĐBQH quan tâm về chất lượng SGK (Ảnh minh hoạ).

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay: “Để có được một bộ SGK thực sự chất lượng cần rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về con người biên soạn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Tiếp đó, quy trình biên soạn, việc tổ chức thẩm định, dạy thực nghiệm, lấy ý kiến của các đối tượng liên quan khác nhau… việc chúng tôi đang làm rất ráo riết thời gian qua là sửa đổi thông tư 33 quy định về biên soạn, thẩm định và xuất bản SGK, đang được lấy ý kiến trên mạng. Chủ trương là không bắt các tác giả, các nhóm mang bản mẫu đến thì Bộ tổ chức thẩm định. Bộ chủ trương là có giám sát, đồng hành cùng các nhóm tác giả ngay từ đầu. Mặc dù xã hội hoá, nhưng cần có sự giám sát toàn bộ quá trình và sự đồng hành của lực lượng quản lý chứ không chỉ phó thác cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả”.

Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ nâng cao yêu cầu, tiêu chuẩn của thầy cô, các nhà khoa học tham gia soạn sách, các tổ chức và cá nhân cần phải đăng ký trước cũng giống như đăng ký kinh doanh để biết trước được kế hoạch.

“Tiêu chuẩn của các thành viên trong các hội đồng cũng sẽ được điều chỉnh, những người tham gia biên soạn sẽ không tham gia hội đồng và hội đồng thẩm định sẽ có thêm một yêu cầu, có thể sẽ tăng thêm áp lực cho các thầy tham gia thẩm định đấy là hội đồng thẩm định toàn bộ sẽ được ghi tên vào cáp cứng SGK và phải cùng chịu trách nhiệm.

Như vậy, cần rất nhiều yếu tố và Bộ, lực lượng quản lý cần phải theo sát, bám sát hỗ trợ toàn bộ chứ không phó thác cho các tổ chức và cá nhân trong quá trình làm. Như vậy, có thể làm tốt được việc tăng cường chất lượng SGK”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cứ có một viên sạn, thì trên mạng nói rất nhiều (Hình 2).

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng yếu tố về con người biên soạn là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Chưa thuyết phục với câu trả lời từ người đứng đầu ngành giáo dục, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng)  đã dùng quyền tranh luận. Trước tiên, bà Thuý bày tỏ chia sẻ với Bộ trưởng, tuy nhiên Bộ trưởng trả lời đại biểu Huế (Đoàn Bắc Kạn) chưa thuyết phục về một số bài học thiếu tính khoa học, tính giáo dục trong các bộ sách giáo khoa của nhà xuất bản Việt Nam là chưa thuyết phục.

“Bởi, sách sai thì học sinh đã mua, đã học cho nên dư luận đang trông chờ vào việc giải quyết dứt điểm, kịp thời và minh bạch của Bộ và cần có sự trả lời trước công luận càng sớm càng tốt. Tôi cho rằng, tập thể tác giả và nhà xuất bản GDVN phải có trách nhiệm lắng nghe, giải trình trước công luận và đưa ra hướng khắc phục. Bộ GD&ĐT là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt SGK, cho nên trách nhiệm trước hết của Hội đồng thẩm định do Bộ thành lập, thứ hai là cơ quan tham mưu của Bộ, thứ ba là lãnh đạo Bộ.

Dù việc phê duyệt SGK là của nhiệm kỳ trước, nhưng trách nhiệm quản lý nhà nước là xuyên suốt. Cho nên, lãnh đạo Bộ cần chỉ đạo NXB GDVN và nhóm tác giả SGK nói trên trả lời công luận. Nếu có sai sót thì lãnh đạo Bộ phải chỉ đạo sửa chữa, khắc phục và xử lý theo thẩm quyền”, đại biểu Thuý nêu.

Tuy nhiên, với ý kiến của ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lại chưa có câu trả lời mà cho hay Bộ ghi nhận điều này và sẽ có chỉ đạo cụ thể trong thời gian tới.

“Cứ có một viên sạn thì mạng nói rất nhiều”

ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đoàn Tp.HCM) hỏi: Đề nghị Bộ trưởng cho biết đánh giá về bước đầu, ưu điểm hạn chế của chương trình học giáo dục thay đổi SKG mới đối với lớp 1, 2 và lớp 6?

Trả lời câu hỏi của ĐBQH Hồng Hạnh về ưu điểm của SGK mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói: “Chúng ta được nghe nói và biết nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng về “sỏi và sạn”. Cứ có một viên sạn, thì trên mạng nói rất nhiều, nhưng trong đó là sản phẩm trí tuệ của hàng trăm nhà giáo, các nhà khoa học thì rất ít ai nói đến, liệu có công bằng?”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, vừa qua Bộ có tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá về việc một năm triển khai SGK mới phối hợp với UBVH giáo dục của Quốc hội. Và cho thấy, ý kiến của các cô giáo trực tiếp dạy cho lớp 1 phản ánh rằng, với SGK mới được thiết kế theo chương trình 2018 thì các cô rất hứng thú trong việc dạy với tính mở. SGK là công cụ, các cô được chủ động hơn thì thầy cô hứng thú hơn.

“Điều này, cho thấy chủ trương của chương trình giáo khoa 2018 theo hướng “từ trang bị kiến thức chuyển sang phát triển năng lực của học sinh” là một hướng đi đúng. Nghị quyết 88 của Quốc hội là đúng đắn, trong việc đổi mới chương trình phổ thông. Người dạy hào hứng hơn. Qua đánh giá, học sinh lớp 1 chủ động hơn, khả năng đọc viết năng động hơn. Đánh giá cả chương trình phổ thông chỉ qua một lớp 1  thì cũng chưa đánh giá được nhiều, nhưng đây là dấu hiệu để chúng ta quyết tâm tiếp tục con đường đổi mới mà chúng ta đã chọn. Không chỉ vì “một vài viên sỏi, viên sạn” mà chúng ta nghi ngờ cả một chủ trương rất lớn của Đảng, Quốc hội, ngành Giáo dục”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Sau phần trả lời của “tư lệnh” ngành giáo dục, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) đã giơ biển tranh luận. Đại biểu nêu vấn đề: “Bộ trưởng khẳng định chương trình giáo dục phổ thông mới là đúng hướng, là tốt. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả chương trình thì bắt buộc phải qua SGK, nhưng SGK trong 2 năm qua đưa vào áp dụng đại trà mới chỉ từ thiện quy trình rút gọn, chỉ dạy thử nghiệm 10% số tiết học không dựa trên phạm vi hẹp như SGK trước đây. Bộ trưởng đã có nghiên cứu khách quan, tổng kết việc triển khai SGK mới trong thời gian vừa qua?”

Trả lời phần tranh luận, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, SGK đang biên soạn và sử dụng để phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. So với SGK trong chương trình cũ trước đây, SGK mới có sự khác nhau về tính chất và về cách thức sử dụng.

Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông 2018 có tính chất là chỗ dựa và là yêu cầu để kiểm tra, đánh giá. SGK hiện được xem là học liệu và là một căn cứ để có thể xã hội hóa và triển khai được nhiều bộ sách khác nhau. 

Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, bất kỳ tài liệu nào dù là học liệu được đưa vào giảng dạy trong nhà trường cũng phải đạt đến chuẩn mực, có tính sư phạm và tính khoa học. SGK là tài liệu thì việc thực nghiệm thiên về đánh giá giáo viên sử dụng thế nào, thực hành ra sao để thực hiện chương trình. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng. Còn về mặt khoa học, đúng sai thì trách nhiệm thuộc về Hội đồng thẩm định Quốc gia”. 

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thông tư 33 trước sửa đổi không nêu tỉ lệ thực nghiệm SGK là bao nhiêu phần trăm. Sau khi Thông tư 33 đang được sửa đổi để nhằm tăng cường chất lượng, Bộ đã nêu cụ thể thực nghiệm tối thiểu 10%, 15%, 20% cho các SGK, với dung lượng và đặc điểm khác nhau. Bộ GD-ĐT vẫn đang lấy y kiến về vấn đề này. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá ý kiến của đại biểu đoàn Bình Định là rất quan trọng, theo đó, Bộ sẽ xem xét để hoàn thiện Thông tư 33 trước khi ký ban hành.

.

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân nêu giải pháp vận hành lại "đoàn tàu" kinh tế Tp.HCM

Thứ 3, 09/11/2021 | 16:22
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, "đoàn tàu" kinh tế Tp.HCM còn nguyên "đầu tàu và toa tàu, đường ray, trưởng tàu, lái tàu, trưởng toa và 92% nhân viên”.

ĐBQH Nguyễn Thị Hà: “Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn"

Thứ 3, 09/11/2021 | 14:51
Nhiều vấn đề về giáo dục đã được ĐBQH quan tâm thảo luận tại nghị trường Quốc hội ngày 9/11.

ĐBQH quan ngại khi Hà Nội cho học sinh đi học trở lại

Thứ 2, 08/11/2021 | 13:24
“Là một phụ huynh từng công tác trong ngành giáo dục và giờ là một ĐBQH tôi rất quan ngại, khi các em chưa được tiêm phòng vắc-xin”, ĐBQH Hồ Thị Minh chia sẻ.
Cùng tác giả

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.