Bộ trưởng TT&TT: Không "Make in Viet Nam", không thể đi ra thế giới

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 11/12/2023 | 11:46
0
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”.

Doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%

Sáng 11/12, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Diễn đàn Make in Viet Nam) lần thứ V với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Tháng 12 là dịp kỷ niệm ngày lễ đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số. Ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 12/12. Việt Nam đến giờ có lẽ vẫn là nước duy nhất trên thế giới có ngày vinh danh các doanh nghiệp công nghệ số.

Diễn đàn là thời điểm chúng ta nhìn lại, tổng kết, đánh giá sự phát triển, tôn vinh các doanh nghiệp công nghệ số tiêu biểu thông qua giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam.

Sự kiện - Bộ trưởng TT&TT: Không 'Make in Viet Nam', không thể đi ra thế giới

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc diễn đàn.

“Đây là những sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và làm ra tại Việt Nam, có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp và chính quyền lên môi trường số, góp phần thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho biết, nhìn lại chặng đường 4 năm vừa qua, từ năm 2019 đến nay, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển và trưởng thành rất đáng khích lệ.

Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỉ trọng Make in Vietnam - làm ra tại Việt Nam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%.

Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng trưởng 43% và chúng ta hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD.

Năm 2019, chúng ta đã đặt tên, khai sinh ra cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, với sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, và hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

“Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công mà còn sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và từ đây đi ra toàn cầu”, Bộ trưởng cho hay.

Không Make in Viet Nam, không thể tự cường

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, phát triển kinh tế số thì quan trọng nhất là các ứng dụng số, ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành. Vậy ai sẽ là người làm việc này? Đó phải là các nhà mạng, là các doanh nghiệp công nghệ số. Vì chúng ta có hạ tầng, công nghệ, nhân lực, hiểu biết chuyển đổi số thì chúng ta phải là người sáng tạo ra các ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành. Mấy năm qua, chúng ta để việc này cho các ngành và vì vậy sự phát triển chuyển đổi số ở Việt Nam rất chậm.

Phát triển ứng dụng số cho các ngành thì chính là sáng tạo sản phẩm và cũng chính là Make in Viet Nam. Các nhà mạng, các doanh nghiệp công nghệ số phải coi đây là hoạt động nghiên cứu phát triển.

Bộ trưởng lấy dẫn chứng, nhà mạng China Mobile của Trung Quốc một năm chi tới 4 tỷ USD để phát triển các ứng dụng, các Use Case cho các ngành công nghiệp. Họ đã phát triển được trên 30.000 ứng dụng 5G công nghiệp, và doanh thu hàng năm của China Mobile vì thế mà tăng trên 10%.

Thị trường các ứng dụng 5G sẽ đạt 670 tỷ USD vào năm 2025, tức là giúp cho doanh thu nhà mạng tăng tới 50% so với năm 2020.

Vậy thì, hàng chục ngàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành và lĩnh vực.

“Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ nay có một sứ mệnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực”, Bộ trưởng nêu.

Người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, phát triển kinh tế số các ngành cũng chính là cách để tăng năng suất lao động của các ngành này. Việt Nam chúng ta nhiều năm nay đều không đạt mục tiêu tăng tăng năng suất lao động thì nay, lời giải của chúng ta về vấn đề nan giải này là sáng tạo các ứng dụng số để phát triển kinh tế số các ngành.

Bộ trưởng cũng chia sẻ, năm 2024 cũng sẽ là năm thương mại hoá, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng công nghiệp. Năm 2024 còn là năm phát triển AI hẹp, tạo ra các ứng dụng AI cho từng lĩnh vực.

Năm 2024 cũng là năm đầu tiên chúng ta thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, và không chỉ có vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30-50 năm tới.

Lợi thế căn bản nhất của chúng ta là người Việt Nam có gien về STEM (toán, kỹ thuật, công nghệ và khoa học). Mà STEM là căn bản của công nghệ bán dẫn, của thiết kế chip. Trong các lợi thế thì lợi thế gien là quan trọng nhất, chắc cũng không kém lợi thế về địa chính trị. Từ lợi thế nhân lực sẽ ra các lợi thế khác. Từ trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn sẽ dẫn tới trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Phát triển công nghiệp bán dẫn cũng là cơ hội để Việt Nam dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà (như thiết điện tử tiêu dùng, thiết bị điện tử y tế, thiết bị điện tử công nghiệp,...), nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử AI, thiết bị IoT.

Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số Công nghiệp chuyển đổi số là thị trường lớn nhất của chip bán dẫn. Việt Nam có tới 100 triệu dân, là một thị trường lớn, lại đang ở giai đoạn phát triển nhanh, công nghiệp hoá nhanh, chuyển đổi số nhanh, tiêu dùng điện tử nhiều, nên sẽ là một bối cảnh thuận lợi cho ngành công nghiệp bán dẫn nước nhà.

“Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

"Năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GRDP"

Phát biểu tại sự kiện, ông Cao Tường Huy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết, cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin, có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh bước đầu đã có những tiền đề quan trọng để tiếp tục xây dựng, chuẩn bị năng lực sẵn sàng tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Sự kiện - Bộ trưởng TT&TT: Không 'Make in Viet Nam', không thể đi ra thế giới (Hình 2).

Ông Cao Tường Huy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại diễn đàn.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư, triển khai Đề án xây dựng Chính quyền điện tử là nền tảng cốt lõi cho xây dựng chính quyền số; nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động, công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ của chính quyền thông qua hệ thống hạ tầng, hệ thống thông tin dùng chung được triển khai sâu, rộng cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và kết nối liên thông với trục văn bản của Văn phòng Chính phủ…

Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận 861.990 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó đã giải quyết 99,7% đúng hạn và trước hạn; trên 77% hồ sơ thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến; 100% phí, lệ phí được thanh toán không dùng tiền mặt; tỉ lệ xử lý hồ sơ công việc toàn trình cả 3 cấp tỉnh Quảng Ninh đạt trên 82%, cao gấp 1,5 lần trung bình trung toàn quốc (tỉ lệ xử lý hồ sơ công việc toàn trình toàn quốc đạt gần 50%), trong đó, cấp xã đạt trên 75%, cấp huyện đạt trên 80%, cấp tỉnh đạt trên 85%.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 09 về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên ba trụ cột đó là Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số.

Trong đó, kinh tế số được xác định là đột phá, cần được tập trung lãnh đạo chỉ đạo hoàn thành với mục tiêu đặt ra đến năm 2025, kinh tế số phải đạt 20% GRDP và đến năm 2030, kinh tế số phải đạt 35% GRDP của tỉnh. Đồng thời, đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh. 

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Thứ 5, 07/12/2023 | 17:39
Diễn đàn truyền tải những tư tưởng cốt lõi về phát triển công nghệ số, tinh thần Make in Viet Nam, phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Kỹ năng truyền thông về di sản trong thời đại công nghệ số

Thứ 5, 28/09/2023 | 11:03
Báo chí muốn cạnh tranh được với mạng xã hội thì phải phát triển song song cả nội dung và hình thức, trong đó “nội dung là vua, phương thức trình bày là nữ hoàng”.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Y tế cơ sở là trụ cột của hệ thống y tế

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:21
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, đại bộ phận cán bộ y tế cơ sở đang không ngừng làm việc để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của người dân.

Người mẹ sững sờ khi biết mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con của chị Nguyên bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi…

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ, xử nghiêm sai phạm cơ sở bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:31
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:08
Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
Cùng chuyên mục

Ngắm dàn trực thăng trình diễn trên bầu trời Điện Biên

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:46
Tham gia Lễ diễu binh, diễu hành có 4 lực lượng: Lực lượng pháo lễ; Lực lượng Không quân bay chào mừng; Lực lượng diễu binh, diễu hành và Lực lượng đứng trên sân.

Phó Thủ tướng cho ý kiến việc mở rộng đoạn cao tốc Tp.HCM-Long Thành

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:33
Ngày 3/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự họp nghe báo cáo phương án đầu tư mở rộng đoạn Tp.HCM - Long Thành, thuộc Dự án đường cao tốc Tp.HCM-Long Thành-Dầu Giây.

Kiên quyết không "cứu" những dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đánh giá toàn diện các nguyên nhân, sớm hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Quốc hội phương án xử lý khó khăn tại một số dự án BOT.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:19
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật.

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu rà soát, kiểm tra việc vé máy bay tăng cao

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:37
Người đứng đầu ngành GTVT yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:19
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật.

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu rà soát, kiểm tra việc vé máy bay tăng cao

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:37
Người đứng đầu ngành GTVT yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định.

Kiên quyết không "cứu" những dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đánh giá toàn diện các nguyên nhân, sớm hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Quốc hội phương án xử lý khó khăn tại một số dự án BOT.

Ngắm dàn trực thăng trình diễn trên bầu trời Điện Biên

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:46
Tham gia Lễ diễu binh, diễu hành có 4 lực lượng: Lực lượng pháo lễ; Lực lượng Không quân bay chào mừng; Lực lượng diễu binh, diễu hành và Lực lượng đứng trên sân.

Phó Thủ tướng cho ý kiến việc mở rộng đoạn cao tốc Tp.HCM-Long Thành

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:33
Ngày 3/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự họp nghe báo cáo phương án đầu tư mở rộng đoạn Tp.HCM - Long Thành, thuộc Dự án đường cao tốc Tp.HCM-Long Thành-Dầu Giây.