Các khu công nghiệp “khát” người lao động hậu Covid-19

Các khu công nghiệp “khát” người lao động hậu Covid-19

Thứ 4, 18/05/2022 | 09:00
0
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, song tình trạng thiếu hụt người lao động đã đang tiếp diễn ở rất nhiều địa phương.

Thiếu hụt lao động 

Theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH), báo cáo nhanh của các địa phương cho thấy, nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của doanh nghiệp gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021. Tuy nhiên, trong quý I/2022 đã xảy ra sự thiếu hụt lao động cục bộ tại một số địa bàn, khu vực, với khoảng 120.000 lao động, cao hơn những năm trước khoảng 2 - 3%. Tình trạng thiếu hụt lao động phổ thông chủ yếu ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục…

Trao đổi với báo Thanh Niên, anh Nguyễn Đình Tuệ, phụ trách tuyển dụng của Công ty TCVina, cho biết thông thường sau tết khoảng tầm 1 tháng là các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ổn định nhân sự. Tuy nhiên, năm nay do dịch Covid-19 bùng phát tại các tỉnh phía bắc những tháng đầu năm khiến sản xuất bị đình trệ, sang đến tận quý 2, nhiều doanh nghiệp mới tăng cường tuyển dụng lao động. Theo anh Tuệ, từ cuối tháng 3 đến nay, đơn vị này đang tuyển công nhân cho một doanh nghiệp lắp ráp điện tử ở Khu công nghiệp Đồng Văn 4 (Hà Nam), cần 5.000 người nhưng đến nay mới chỉ tuyển được hơn 1.000 người.

“Các doanh nghiệp cạnh tranh tuyển dụng khá gay gắt, đôi khi lương chỉ chênh nhau đến 100.000 - 200.000 đồng/tháng là đã hút được. Công ty mà chúng tôi đang tuyển người họ trả thu nhập cho người lao động từ 8,5 - 11 triệu đồng/tháng; ngoài ra công nhân còn được hỗ trợ 2 bữa ăn và hỗ trợ tìm nhà ở. Dù đã vào tận Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình… để tìm lao động, nhưng chắc có lẽ phải chờ cuối tháng 5, đầu tháng 6 mùa học sinh, sinh viên ra trường, may ra mới có thể tuyển dụng đủ số lượng”, anh Tuệ nói.

Không chỉ thiếu lao động phổ thông, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cũng đang tăng cao. Ông Tạ Đức Cảnh, chuyên viên tuyển dụng Công ty cổ phần kỹ thuật Sigma (Hà Nội), cho hay trong quý II/2022, đơn vị này cần tuyển dụng từ 200 - 400 công nhân kỹ thuật cơ điện để thi công các hệ thống điện nước, điều hòa thông gió, phòng cháy chữa cháy trong các công trình.

“Việc tuyển dụng các lao động kỹ thuật, đặc biệt là công nhân có tay nghề, rất khó khăn. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng đưa ra các chế độ về lương thưởng rất cạnh tranh để thu hút lao động. Chúng tôi đang tìm kiếm nguồn lao động sinh viên đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các tỉnh, thành phố; đăng tin ở các trang tuyển dụng, diễn đàn, hội nhóm để tìm kiếm các ứng viên có kinh nghiệm”, ông Cảnh thông tin. 

Kinh tế vĩ mô - Các khu công nghiệp “khát” người lao động hậu Covid-19

Doanh nghiệp tuyển dụng lao động qua sàn giao dịch việc làm online. Ảnh: Thanh Niên. 

Đại diện Công ty tuyển dụng nhân sự Navigos Search, cho biết đến hết quý I/2022, xu hướng tuyển dụng nhân sự biết tiếng Trung vẫn đang nóng hổi và dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới ở các khu công nghiệp phát triển. Đặc biệt, một số địa phương như Phú Thọ, Tuyên Quang - là các tỉnh, thành đang phát triển trong lĩnh vực điện tử, rất “khát” nhân sự biết tiếng Trung. Đối với các khu công nghiệp như: Bắc Ninh, Bắc Giang hay các khu vực gần khu công nghiệp lớn, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với nguồn lao động lớn, nhưng bị cạnh tranh gay gắt về chế độ, thời gian làm việc. Còn đối với các doanh nghiệp sẵn sàng đi tới các khu vực xa hơn như: Phú Thọ, Quảng Ninh… thì sẽ ít bị cạnh tranh hơn trong việc tuyển dụng lao động phổ thông. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại có khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ năng và trình độ cao”.

Thời điểm hiện tại, nhiều ngân hàng đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến công nghệ, dữ liệu và tư vấn sản phẩm, bán hàng... Tác động của đại dịch Covid-19 khiến các ngân hàng phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần phải tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Những vị trí này đặc biệt tập trung vào nguồn nhân sự chất lượng cao nhưng lại rất khó tìm kiếm và cần đầu tư nhiều chi phí do tính cạnh tranh trên toàn thị trường.

Kết nối người lao động tới các khu công nghiệp 

Ngày 15/5 vừa qua, Sở LĐ-TB-XH Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh chỉ đạo Trung tâm Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và phòng LĐTBXH huyện Mê Linh tổ chức phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động huyện Mê Linh năm 2022. Phiên GDVL được diễn ra tại trụ sở UBND xã Mê Linh đã thu hút đông đảo người lao động (NLĐ) và sinh viên, học sinh lớp 12 trong vùng đến tìm hiểu thông tin tuyển dụng và ứng tuyển vào các vị trí việc làm theo nhu cầu và khả năng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết: Mặc dù hiện nay thông tin thị trường lao động tương đối phổ biến, song nhiều lao động vẫn gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm phù hợp với khả năng, nhu cầu. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng công nhân, học viên, nhất là NLĐ có trình độ, công nhân kỹ thuật.

“Huyện Mê Linh hiện có 2 khu công nghiệp với diện tích trên 600 ha; tại Khu công nghiệp Quang Minh có 265 DN với gần 40.000 NLĐ và hơn 100 DN ngoài khu công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Vì vậy, việc tổ chức phiên GDVL lưu động tại huyện Mê Linh có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các DN tuyển dụng được lao động để phát triển sản xuất kinh doanh, NLĐ có thu nhập”, ông Lê Văn Khương chia sẻ với Báo Tin tức. 

Kinh tế vĩ mô - Các khu công nghiệp “khát” người lao động hậu Covid-19 (Hình 2).

Tư vấn việc làm cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm lưu động. Ảnh: TTXVN.

Phiên GDVL lưu động huyện Mê Linh năm 2022 thu hút 31 đơn vị, DN tham gia tuyển dụng, xuất khẩu lao động 1.280 chỉ tiêu. Các DN có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học – cao đẳng với số lượng nhiều nhất 561 người, chiếm 43,8%; lao động phổ thông 504 người, chiếm 39,5% và 215 lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, chiếm 16,7%.

Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân khẳng định: Việc tổ chức Phiên GDVL lưu động tại huyện Mê Linh là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động, đặc biệt là để hỗ trợ các DN và NLĐ trên địa bàn huyện và khu vực lân cận sau đại dịch Covid-19.

Không chỉ tạo môi trường kết nối giữa DN và NLĐ, phiên GDVL chính là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động, được cung cấp thông tin thị trường lao động, nhất là thị trường lao động khu công nghiệp. Từ đó, các lao động trẻ học hỏi, trau dồi, trang bị thêm cho mình những kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động thị trường việc làm khi ra trường, tăng thêm kinh nghiệm khi tiếp cận thị trường lao động.

Hỗ trợ kịp thời người lao động 

Tại cuộc họp về tình hình lao động việc làm và các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động được tổ chức tại Trụ sở Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì vào cuối tháng 4/2022 vừa qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh việc kết nối cung cầu thị trường lao động trên quy mô liên tỉnh, liên vùng còn yếu. 

Bên cạnh đó, về vấn đề cải thiện thu nhập cho người lao động, đại diện các bộ, ngành cho rằng đây là một trong những lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam. Vừa qua, việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia thông qua phương án tăng lương tối thiểu từ 180.000-260.000 đồng/người/tháng theo từng vùng (tăng bình quân 6%) so với hiện hành, là hợp lý, giúp cải thiện mức sống của người thu nhập thấp, đặc biệt là khối lao động giản đơn, từ đó, bảo đảm quyền lợi của người lao động cũng như các doanh nghiệp.

Tại cuộc họp, các ý kiến thống nhất, trước mắt cần thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương trình Chính phủ ban hành nghị định về mức lương tối thiểu; chủ trì, phối hợp với các địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ người lao động thuê, mua nhà ở xã hội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý các khu công nghiệp, trong đó lưu ý các chính sách cụ thể về nhà ở, hỗ trợ công nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở, các thiết chế phục vụ công nhân.

Kinh tế vĩ mô - Các khu công nghiệp “khát” người lao động hậu Covid-19 (Hình 3).

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: TTXVN. 

Về lâu dài, Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng sớm nghiên cứu, hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư theo hướng tránh tình trạng các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động chỉ dồn vào một số khu vực.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH khẩn trương tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, căn cứ định hướng thu hút đầu tư để phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp mở các ngành nghề mới theo xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bộ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, có bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo nghề nông thôn; khẩn trương thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nền tảng kết nối thị trường lao động.

Bộ LĐ-TB-XH phối hợp Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp thu các ý kiến trong quá trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó lưu ý các chế độ, chính sách thiết thực khuyến khích người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội lâu dài, tránh tình trạng do các khó khăn trước mắt, ngắn hạn mà phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

Một số nguyên nhân chính thiếu hụt lao động như nhiều lao động chọn lập nghiệp tại quê hương, không quay trở lại nơi làm việc, chuyển đổi nghề. Bên cạnh đó, người lao động chưa được đào tạo để đáp ứng tiêu chí mới của nhà tuyển dụng về trình độ, tay nghề… trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số.

Các chính sách thu hút, tuyển dụng của doanh nghiệp chưa hấp dẫn; chi phí sinh hoạt tại các tỉnh, thành phố lớn ngày càng cao, trong khi lương của người lao động thấp; công tác thông tin, kết nối cung-cầu lao động, dự báo tình hình thị trường lao động còn hạn chế…

Dự báo trong năm 2022, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến hơn 5 triệu lao động, vẫn còn tình trạng mất cân đối cung-cầu lao động cục bộ, thiếu hụt lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hương Anh (tổng hợp) 

Lạm phát cao, Philippines tăng lương tối thiếu cho người lao động

Thứ 7, 14/05/2022 | 17:56
Lạm phát Philippines trong tháng 4 vừa qua đã tăng lên tới 4,9%, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12/2018.

Hàng nghìn công nhân nhiễm Covid-19, nhiều công ty thiếu hụt lao động

Thứ 5, 24/02/2022 | 12:28
Sau Tết, khu công nghiệp VSIP Nghệ An chỉ có 7.000 người quay lại làm việc, nhưng có đến 3.255 lao động được ghi nhận dương tính với Covid-19.

Ngành sữa New Zealand thiếu hụt lao động do Covid-19

Thứ 4, 19/01/2022 | 14:58
Sữa là ngành xuất khẩu lớn nhất của New Zealand, chiếm khoảng 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm tại nước này.

Doanh nghiệp nỗ lực giải bài toán thiếu lao động những tháng cuối năm

Thứ 4, 17/11/2021 | 09:00
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động những tháng cuối năm, các doanh nghiệp đã đưa ra mức hỗ trợ hấp dẫn để cạnh tranh, thu hút lao động khi tái sản xuất.
Cùng tác giả

Đắk Lắk: Trượt chân xuống mương, bé gái 3 tuổi bị đuối nước thương tâm

Thứ 3, 27/08/2019 | 21:16
Trong lúc ra mương nước gần nhà chơi, cháu Y. đã bị trượt chân ngã xuống mương nước tử vong

Cách làm kem chuối mát lạnh xóa tan cái nóng mùa hè

Thứ 6, 17/05/2019 | 10:00
Thời tiết đang dần bị "xâm chiếm" bởi sự nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến chúng ta luôn cảm thấy bí bách và ngột ngạt, vì vậy còn gì tuyệt vời hơn những cốc kem mát lạnh ngay tại nhà.

Google dự định mang đến tính năng mới giống 3D Touch trong phiên bản Androi sắp tới

Thứ 3, 09/04/2019 | 09:04
Google dự định sẽ "mượn" một tính năng từ Apple cho hệ điều hành Androi trong tương lai của họ.

Cận cảnh con trăn khổng lồ nặng hơn 70kg mang trong mình 73 quả trứng

Thứ 2, 08/04/2019 | 13:31
Trăn Miến Điện là một trong những loài trăn lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên với cân nặng hơn 70 kg, dài hơn 5.2m thì con trăn được tìm thấy ở Florida cũng được coi là khổng lồ.

Các quốc gia trên thế giới trừng phạt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như thế nào?

Thứ 2, 08/04/2019 | 12:00
Hiện nay tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở mức đáng báo động tại khắp mọi quốc gia trên thế giới, chính vì vậy nhiều quốc gia đã mạnh tay áp dụng những biện pháp cứng rắn, nghiêm trị để loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực địa các khu tái định cư

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:26
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ngành và UBND Tp. Biên Hòa tập trung nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo năm 2024: Kỳ vọng tiếp tục bứt phá

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và giá trị. Các chuyên gia dự báo giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.