Cách đánh vần

Cách đánh vần "lạ": "Bất cập vì giáo trình không đồng bộ"

Uông Hải Yến
Thứ 7, 01/09/2018 | 08:00
1
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần "lạ" đang hút sự quan tâm của nhiều người với những tranh luận trái chiều.

Trong đoạn clip được phụ huynh ghi lại, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết trong trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cách đánh vần này vẫn khiến các bậc phụ huynh thấy khá bất ngờ và có vẻ hoang mang.

Để tìm hiểu kỹ hơn, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi trao đổi nhanh với cô Phạm Thị Nhợi - giáo viên dạy lớp 1 của trường tiểu học An Dục, Thái Bình về vấn đề này.

Mẹ sốc, cả nhà cãi nhau vì cùng dạy con lớp 1 đánh vần

Dạy con lớp 1 đánh vần: Mẹ nản, con khóc

Phụ huynh phát sốt với cách đánh vần "cờ-oa-qua-hỏi-quả"

 

Dân sinh - Cách đánh vần 'lạ': 'Bất cập vì giáo trình không đồng bộ'

Cách đánh vần "lạ" cho thấy điểm bất cập trong giáo trình không đồng bộ từ mầm non đến tiểu học.

PV: Trân trọng cảm ơn ơn đã tham gia trả lời phỏng vấn của báo Người Đưa Tin. Xin cô cho biết cách đánh vần chương trình sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục có phải là phương pháp mới và được áp dụng từ khi nào?

Cô Phạm Thị Nhợi: Đối với tôi thì chương trình sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục không có gì mới mẻ bởi nó đã được áp dụng thí điểm vài năm trước. Riêng trường chúng tôi đã áp dụng chương trình giảng dạy mới này được 3 năm. Nó giống như chương trình VNEN, bộ GD&ĐT không bắt buộc các trường phải dạy mà đây là SGK của GS. Hồ Ngọc Đại đang thử nghiệm

PV: Trước đó, các giáo viên có được cung cấp tài liệu hay đào tạo qua một khóa hướng dẫn về chương trình này hay không? Các thầy cô có gặp khó khăn gì khi triển khai dạy học trên thực tế, thưa cô?

Cô Phạm Thị Nhợi: Trước đó, các giáo viên dạy lớp 1 như chúng tôi đều được đi tập huấn ngắn hạn để tiếp thu chương trình mới. Bên cạnh đó còn được đi dự giờ ở nhiều lớp thực nghiệm. 

Giáo viên gặp nhiều bất lợi do chương trình không đồng bộ từ lớp mẫu giáo học chữ. Vì chương trình mới nên hầu hết phụ huynh học sinh không thể cùng con học bài và dẫn đến tình trạng khi lên lớp, giáo viên phải giảng gấp đôi để các em nắm được bài. 

PV: Việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới có khiến các em học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, thưa cô?

Cô Phạm Thị Nhợi: Để nói thật khách quan thì phương pháp mới này có cả mặt tốt và điểm hạn chế. Học sinh lúc đầu gặp khó khăn vì không quen với cách phát âm như mẫu giáo và chương trình cũ. Nhưng khoảng nửa kỳ 1 là học sinh quen dần. 

Trước đây, theo cách dạy cũ thì chương trình chậm hơn nên học sinh đọc được ít, nhưng có thời gian để hiểu nghĩa của từ. Mặt khác, học sinh tiếp cận chương trình mới lại đọc được nhiều, đọc nhanh và nhận mặt chữ tốt hơn. Tuy nhiên, điểm yếu ở đây là học sinh còn hạn chế về vấn đề hiểu nghĩa của từ.

PV: Với các em học sinh là vậy, còn đối với các bậc phụ huynh, họ có gặp trở ngại gì khi kèm cặp con em tại nhà?

Cô Phạm Thị Nhợi: Học sinh lớp 1 như tờ giấy trắng, tiếp nhận một điều mới mẻ từ một mô hình thật cụ thể thì sẽ đưa ra những phản hồi tích cực nên không quá khó khăn. 

Bên cạnh đó, chương trình cũng chỉ thay đổi một số chứ không phải thay đổi hoàn toàn như những vần có nguyên âm đôi đánh vần khác hay ví dụ như tiếng trước đánh vần lần lượt.

Ví dụ: Trước đây đánh vần "b-a-dấu “`”-bà" nhưng bây giờ đánh vần chỉ chia thành hai bộ phận tiếng và thanh (“ba-dấu “`”-bà). 

Một vần có nguyên âm đôi, trước đánh vần từng con chữ một (vần “yên” có con chứ “y”/ “ê”/ “n” nhưng hiện nay đánh vần “yê-n-yên”). 

Về cơ bản thì cô và trò vẫn nắm khá tốt, nhưng đối với phụ huynh thì mỗi năm lại một đợt khác nên không tránh khỏi sự hoang mang.

Theo thông tư 30 và 22 của bộ GD&ĐT có điều lệ học sinh học trên lớp, tự hoàn thành bài ở nhà và có những thời gian học cùng bố mẹ. Nhưng với cách đánh vần hiện tại thì nhiều ông bố bà mẹ không biết hướng dẫn con theo cách nào. 

Họ bàng hoàng vì chương trình khác hoàn toàn so với trước. Họ lo lắng là điều dễ hiểu bởi không biết khi về nhà sẽ kèm cặp con học ra sao, có đúng như cô hướng dẫn hay không?

Để thống nhất giữa việc học ở lớp cũng như về nhà nên chúng tôi đã có buổi hướng dẫn phụ huynh để về chỉ bảo thêm các cháu. 

PV: Theo quan điểm của cô thì cách đánh vần theo chương trình sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại còn điều gì bất cập cần khắc phục?

Cô Phạm Thị Nhợi: Cái bất cập ở đây chính là sự không đồng bộ bảng chữ cái và cách phát âm để đọc trong chương trình giảng dạy.

Ở cấp mầm non, cô giáo vẫn dạy các bé chương trình cũ để nhận biết từng con chữ. Nhưng lên lớp 1, khi được tiếp thu học chương trình mới theo công nghệ để đọc, phát âm chuẩn đến nhuần nhuyễn thì đến lớp 2 lại quay lại chương trình cũ. Đó là một vòng luẩn quẩn và là điểm hạn chế lớn nhất.

Chính điều này đã gây khó khăn cho các thầy cô dạy lớp 2 khi phải dạy lại chương trình từ đầu và các bé bị hỗn loạn trong kiến thức.

PV: Trân trọng cảm ơn cô! 

Bài 5: Phụ huynh rỉ tai nhau: "Đừng dại gì dạy con lớp 1 học đánh vần" sẽ được đăng tải trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 8h sáng 2/9, mời quý phụ huynh và độc giả đón đọc.

Xem thêm>>> Cách đánh vần lạ, phụ huynh dạy kèm con thế nào?

Giáo sư Ngôn ngữ học nói về cách đánh vần "lạ"

Thứ 2, 27/08/2018 | 14:26
Sau khi xem clip một giáo viên dạy học sinh phát âm đánh vần tiếng Việt khá lạ lẫm, GS. Nguyễn Văn Lợi cho rằng những lo lắng của phụ huynh về cách phát âm này hoàn toàn có cơ sở.

Xôn xao clip dạy cách đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1

Chủ nhật, 26/08/2018 | 18:45
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh một nữ giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần gây hoang mang dư luận.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cùng chuyên mục

Một hành khách để quên túi chứa 300 triệu đồng tại sân bay Đà Nẵng

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:30
Nam hành khách cho biết, do mãi nói chuyện ông đã để quên túi da xách tay chứa hơn 300 triệu đồng trên xe đẩy ở sân bay Đà Nẵng.

Đà Nẵng rộn ràng với mùa du lịch biển

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:08
Để mùa du lịch Biển thành công, các hộ kinh doanh ký cam kết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Thanh Hóa: Cấp đất, đưa nhiều hộ dân lên bờ làm nhà ổn định cuộc sống

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:00
Hai năm thực hiện “Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông”, Thanh Hóa đã cấp đất, đưa nhiều hộ lên bờ làm nhà ổn định cuộc sống.

Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo tạm đóng để tổ chức lễ khánh thành ngày 28/4

Thứ 7, 27/04/2024 | 18:50
Để phục vụ cho buổi lễ khánh thành, tuyến đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ tạm thời đóng tuyến đường từ 7 giờ sáng đến 18 giờ ngày 28/4.

Ruộng lúa đang trổ bông bỗng chết cháy, nghi bị phá hoại

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:36
Ruộng lúa đang tươi tốt của gia đình một người đàn ông ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bỗng chết cháy nghi bị người khác đổ thuốc phá hoại.
     
Nổi bật trong ngày

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Huế: Nam thanh niên nghi bị trượt chân xuống sông đuối nước thương tâm

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:15
Sau khi hoàn tất cả thủ tục pháp lý, thi thể của nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình đưa về tổ chức lo hậu sự.

Nghệ An: Công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE đã trở lại làm việc

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:25
Sau đối thoại, nhiều kiến nghị được giải quyết, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE đã đồng ý đi làm trở lại.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Đồng Nai: Ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai trực 100% quân số, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5 trên các tuyến đường trọng điểm.