Cách thiền để vượt qua sợ hãi, đau khổ và tội lỗi

Cách thiền để vượt qua sợ hãi, đau khổ và tội lỗi

Thứ 4, 28/08/2013 | 13:48
0
Tất cả những cảm giác mà chúng ta đã dồn nén từ năm này sang năm khác bị đẩy lên cao, tràn ra ngoài, lên trên và chung quanh mình, bao lấy chúng ta như một quả khinh khí cầu, và không cho chúng ta có không gian để thở. Chúng ta cảm thấy đau xót, cô đơn và sợ hãi.

Uống tất cả thuốc, dùng luôn thuốc làm tê và khờ các giác quan của chúng ta xong, giờ chúng ta cần một cái gì nhẹ nhàng, xoa dịu cho con người yếu đuối và dễ bị tổn thương của mình. Thiền là điều duy nhất! Nhưng làm thế nào?

Với quá nhiều bất ổn và căng thẳng, làm thế nào mà chúng ta có thể ngồi yên lặng và thiền? Với quá nhiều nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi và tự ghê tởm mình, làm thế nào chúng ta có thể giữ bình tĩnh để ngồi đủ lâu cho thiền?

Thiền++ - Cách thiền để vượt qua sợ hãi, đau khổ và tội lỗi

Ngồi thoải mái và thư giãn. Nhắm mắt lại và bắt đầu hít vào và thở ra. Đừng cố gắng để kiểm soát hơi thở của bạn với bất kỳ cách nào. Chỉ cần để cho nó được tự nhiên. Hãy nhận biết hơi thở của bạn trong lúc nó đi ra và đi vào lỗ mũi của bạn.

Đừng theo hơi thở vào tận trong sâu, hay kiểm soát hoặc áp đặt hơi thở của bạn. Ban đầu, nếu phải nhận biết sự lên/xuống hay vào/ra của nó thì cũng được. Điều này hỗ trợ trong việc giữ cho tâm trí của bạn để ý vào hơi thở.

Ghi nhận hơi thở của bạn khi nó đi vào và khi nó đi ra. Xem thử bạn có thể cảm thấy nó là mát hay ấm, dài hay ngắn. Đừng cố gắng bắt nó là một cái gì không phải nó. Không thay đổi nó. Chỉ cần để yên cho nó và quan sát nó. Ghi nhận xem nó là nông hay sâu. Ghi nhận nếu nó thay đổi. Nếu tư tưởng đến, chỉ cần để yên cho nó và mình trở về với hơi thở của mình. Nếu cảm xúc xuất hiện, chỉ cần ghi nhận và trở lại với hơi thở của bạn.

Nếu bạn cảm thấy ngứa hoặc đau, cố gắng đừng cử động. Mang sự chú ý của bạn đến khu vực nào đó của cơ thể để xem có phải nó không chịu bỏ đi chăng? Nếu bạn bị lạc trong một tư tưởng hoặc một chốc mơ mộng, chỉ cần nhận thấy rằng bạn đã bị lạc và mang sự chú ý của bạn nhẹ nhàng trở lại với hơi thở. Nếu có thể, hãy ghi nhận thầm điều gì đã kéo bạn ra khỏi việc theo dõi hơi thở của mình thì sẽ có ích hơn.

Có tư tưởng là chuyện hoàn toàn bình thường! Cứ ghi nhận chúng và trở lại với hơi thở của bạn. Ghi nhận tư tưởng của bạn và trở về với hơi thở. Đem sự chú ý của bạn trở lại với hơi thở.

Nếu bạn chợt nhận ra mình đang lập kế hoạch về một cái gì đó cho tương lai, cứ nhận biết nó và nhẹ nhàng trở lại với hơi thở của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang cho phép một ký ức vào, cứ ghi nhận nó và trở về với hơi thở của bạn.

Cũng giống như đối với tư tưởng, mình cứ ghi nhận những tiếng ồn và trở lại với hơi thở. Đừng cố gắng để ngăn chặn chúng. Không chống lại chúng. Chỉ cần lắng nghe chúng và mang sự chú ý của bạn trở lại với hơi thở.

Bất cứ điều gì đến với bạn, cứ để yên nó và trở lại với hơi thở của bạn. Bạn thực hành càng nhiều thì nó càng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Nếu thỉnh thoảng mới thiền thì giá trị rất ít, nếu có. Nhưng nếu bạn bắt đầu thực hành hàng ngày, bạn sẽ tìm thấy nhiều kết quả phi thường.

Lan Ngọc (theo The Journey Within- A Spiritual Path to Recovery)

Tu thiền Phật pháp mà không từ bỏ tình dục

Thứ 3, 27/08/2013 | 16:16
Dưới triều đại Meiji (1868-1912), các nhà sư bắt buộc phải chọn cuộc sống cố định, do đó họ phải lập gia đình để có người nối dõi gìn giữ chùa chiền do dòng họ xây dựng.

Tình yêu - tình dục - thiền định

Thứ 2, 26/08/2013 | 15:01
Trước tiên hãy thiền định, vì đó là cách tốt nhất để hướng đến trung tâm điểm gần nhất trong tâm hồn bạn. Nhưng đừng bao giờ dừng lại ở đó. Thiền định cần phải thăng hoa và phát triển thành tình yêu.

Thiền và Yêu

Thứ 7, 24/08/2013 | 12:36
Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những chấn thương tâm lý và sự căng thẳng tinh thần. Nhưng bạn có biết thiền còn rất hữu ích trong tình yêu?

Cho người độc thân: 8 tư tưởng thiền cần quán triệt

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:59
Đã nhiều lần bạn tự hỏi vì sao một chuyện tưởng như đơn giản, rằng: “chàng gặp nàng, yêu nhau và đám cưới” lại trở nên phức tạp như vậy? Phức tạp hay không đôi khi không chỉ tại thiên mà còn tại nhân nữa.

Thiền nguyện giúp con người xóa bỏ hận thù

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:32
Thiền nguyện là nhịp cầu - phương tiện để người thực hành bước vào thế giới vườn tâm của chính mình, từ đó mới có thể chăm sóc những hạt giống từ bi và tỉnh thức, để khi cây cối ấy phát triển, nở hoa trong đời sống này bằng các tư duy, lời nói và hành động mang lại nhiều lợi lạc cho tự thân, cho tha nhân và môi trường sống.

Thiền sư Nhất Hạnh: 'Thân thể ta cũng như tâm hồn ta vậy'

Thứ 5, 15/08/2013 | 17:18
Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư Nhất Hạnh bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.

Thiền lái xe

Chủ nhật, 11/08/2013 | 18:29
Nếu đúng vào lúc bạn định vặn chìa khóa để rồ xe chạy mà bạn đọc bài kệ này, nó sẽ như ánh đuốc soi sáng cho bạn và bạn chợt thấy là mình không cần đi đâu cả.

Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:26
Là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam.