"Cần có chính sách phúc lợi xã hội cho con em của người lao động"

"Cần có chính sách phúc lợi xã hội cho con em của người lao động"

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 6, 29/10/2021 14:24

Để thị trường lao động không có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực, ĐBQH Đôn Tuấn Phong cho rằng cần có những chính sách dài hơi hỗ trợ người lao động.

Dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường lao động ở nước ta có sự biến động, trong đó, sự dịch chuyển lao động một cách tự phát trong thời gian từ tháng 7 đến nay đã và đang tạo ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp.

Bên hành lang Quốc hội ngày 29/10, ĐBQH Đôn Tuấn Phong (đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) đã trả lời báo chí về giải pháp để người lao động quay trở lại nhà máy xí nghiệp làm việc.

Người Đưa Tin (NĐT): Thưa đại biểu, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 được trình Quốc hội chiều 29/10, đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu tác động lớn của dịch bệnh với yêu cầu sớm có cơ chế, chính sách để phục hồi tổng thể. Đại biểu đánh giá như thế nào về những dự kiến tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

Tiêu điểm - 'Cần có chính sách phúc lợi xã hội cho con em của người lao động'

ĐBQH Đôn Tuấn Phong trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

ĐBQH Đôn Tuấn Phong: Tình hình nổi lên cơ bản hiện nay là những tác động của đại dịch Covid-19 làm xáo trộn toàn bộ kịch bản phát triển kinh tế của chúng ta. Vì vậy, trong dự kiến tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2021-2025 phải điều chỉnh để giúp phục hồi kinh tế nhanh trong bối cảnh hoặc là chung sống với đại dịch hoặc sau đại dịch.

Theo tôi, cần sự cân đối giữa các ngành kinh tế, trong đó chú trọng các ngành kinh tế trọng yếu. Đồng thời, trong bối cảnh dịch bệnh, khi nền kinh tế khó khăn thì nông nghiệp là bệ đỡ, vì thế nên cần phải quan tâm đến lĩnh vực này.

NĐT: Hiện nay, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực khi số lao động mất việc làm, giảm việc làm, giảm thu nhập ngày càng tăng. Theo ông, đâu là giải pháp căn cơ để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực?

ĐBQH Đôn Tuấn Phong: Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, việc đứt gãy chuỗi cung ứng diễn ra ở diện khá rộng. Bài học là khi chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh thì lại gặp khó khăn về lao động. Đây là vấn đề mà các ngành kinh tế, địa phương, Chính phủ tập trung để giải quyết.

Tôi tin rằng, với việc chúng ta kiểm soát được dịch bệnh, với tỉ lệ bao phủ vắc-xin… chắc chắn thời gian ngắn chúng ta sẽ huy động được lực lượng lao động trở lại nhà máy, các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể trở lại hoạt động bình thường.

Tiêu điểm - 'Cần có chính sách phúc lợi xã hội cho con em của người lao động' (Hình 2).

Xuất hiện "làn sóng" người lao động về quê thời gian qua.

NĐT: Đại biểu có thể chỉ ra các giải pháp cụ thể nào để đưa người lao động quay trở lại các thành phố, nhà máy để làm việc?

ĐBQH Đôn Tuấn Phong: Do dịch bệnh nên các nhà máy, xí nghiệp phải dừng sản xuất, công nhân không có việc làm, không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Đó là một trong những lý do vì sao có “làn sóng” người lao về quê như vừa qua. Tôi cho rằng, cần có những chính sách hỗ trợ người lao động mang tính dài hơi như nhà ở, phúc lợi xã hội cho con em của người lao động.

NĐT: Xin cảm ơn ông!

Có khoảng 1,3 triệu lao động dịch chuyển

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Từ tháng 7 đến tháng 9, có khoảng 1,3 triệu lao động dịch chuyển. Trong đó, khoảng 32,4 vạn người trở về từ Hà Nội, hơn 29 vạn người về từ Thành phố Hồ Chí Minh và 45 vạn người trở về từ các tỉnh, thành khác phía Nam. Các tỉnh lao động trở về là An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang...

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quan hệ cung - cầu lao động bị mất cân đối cục bộ, nhất là những tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nơi đã và đang bị tác động rất lớn bởi đại dịch. Các doanh nghiệp ở các địa bàn trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương có nhu cầu tuyển lao động lớn. Trong khi đó, một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thì số lao động không có việc làm nhiều, khả năng tìm việc làm tại tỉnh gặp khó khăn khi cầu lao động không lớn.

Nguy cơ thiếu hụt lao động cục bộ ở một số vùng, một số ngành, lĩnh vực và là vấn đề lớn đặt ra cho các doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất. Khảo sát cho thấy, có tới 17,8% doanh nghiệp bị thiếu lao động. Trong đó, tập trung cao nhất là ở Bình Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh. Các ngành thiếu hụt lao động nghiêm trọng là điện tử, da giày, dệt may và sản xuất thiết bị điện…

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.