"Cần có chính sách phúc lợi xã hội cho con em của người lao động"

Thứ 6, 29/10/2021 | 14:24
0
Để thị trường lao động không có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực, ĐBQH Đôn Tuấn Phong cho rằng cần có những chính sách dài hơi hỗ trợ người lao động.

Dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường lao động ở nước ta có sự biến động, trong đó, sự dịch chuyển lao động một cách tự phát trong thời gian từ tháng 7 đến nay đã và đang tạo ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp.

Bên hành lang Quốc hội ngày 29/10, ĐBQH Đôn Tuấn Phong (đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) đã trả lời báo chí về giải pháp để người lao động quay trở lại nhà máy xí nghiệp làm việc.

Người Đưa Tin (NĐT): Thưa đại biểu, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 được trình Quốc hội chiều 29/10, đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu tác động lớn của dịch bệnh với yêu cầu sớm có cơ chế, chính sách để phục hồi tổng thể. Đại biểu đánh giá như thế nào về những dự kiến tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

Tiêu điểm - 'Cần có chính sách phúc lợi xã hội cho con em của người lao động'

ĐBQH Đôn Tuấn Phong trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

ĐBQH Đôn Tuấn Phong: Tình hình nổi lên cơ bản hiện nay là những tác động của đại dịch Covid-19 làm xáo trộn toàn bộ kịch bản phát triển kinh tế của chúng ta. Vì vậy, trong dự kiến tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2021-2025 phải điều chỉnh để giúp phục hồi kinh tế nhanh trong bối cảnh hoặc là chung sống với đại dịch hoặc sau đại dịch.

Theo tôi, cần sự cân đối giữa các ngành kinh tế, trong đó chú trọng các ngành kinh tế trọng yếu. Đồng thời, trong bối cảnh dịch bệnh, khi nền kinh tế khó khăn thì nông nghiệp là bệ đỡ, vì thế nên cần phải quan tâm đến lĩnh vực này.

NĐT: Hiện nay, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực khi số lao động mất việc làm, giảm việc làm, giảm thu nhập ngày càng tăng. Theo ông, đâu là giải pháp căn cơ để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực?

ĐBQH Đôn Tuấn Phong: Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, việc đứt gãy chuỗi cung ứng diễn ra ở diện khá rộng. Bài học là khi chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh thì lại gặp khó khăn về lao động. Đây là vấn đề mà các ngành kinh tế, địa phương, Chính phủ tập trung để giải quyết.

Tôi tin rằng, với việc chúng ta kiểm soát được dịch bệnh, với tỉ lệ bao phủ vắc-xin… chắc chắn thời gian ngắn chúng ta sẽ huy động được lực lượng lao động trở lại nhà máy, các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể trở lại hoạt động bình thường.

Tiêu điểm - 'Cần có chính sách phúc lợi xã hội cho con em của người lao động' (Hình 2).

Xuất hiện "làn sóng" người lao động về quê thời gian qua.

NĐT: Đại biểu có thể chỉ ra các giải pháp cụ thể nào để đưa người lao động quay trở lại các thành phố, nhà máy để làm việc?

ĐBQH Đôn Tuấn Phong: Do dịch bệnh nên các nhà máy, xí nghiệp phải dừng sản xuất, công nhân không có việc làm, không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Đó là một trong những lý do vì sao có “làn sóng” người lao về quê như vừa qua. Tôi cho rằng, cần có những chính sách hỗ trợ người lao động mang tính dài hơi như nhà ở, phúc lợi xã hội cho con em của người lao động.

NĐT: Xin cảm ơn ông!

Có khoảng 1,3 triệu lao động dịch chuyển

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Từ tháng 7 đến tháng 9, có khoảng 1,3 triệu lao động dịch chuyển. Trong đó, khoảng 32,4 vạn người trở về từ Hà Nội, hơn 29 vạn người về từ Thành phố Hồ Chí Minh và 45 vạn người trở về từ các tỉnh, thành khác phía Nam. Các tỉnh lao động trở về là An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang...

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quan hệ cung - cầu lao động bị mất cân đối cục bộ, nhất là những tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nơi đã và đang bị tác động rất lớn bởi đại dịch. Các doanh nghiệp ở các địa bàn trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương có nhu cầu tuyển lao động lớn. Trong khi đó, một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thì số lao động không có việc làm nhiều, khả năng tìm việc làm tại tỉnh gặp khó khăn khi cầu lao động không lớn.

Nguy cơ thiếu hụt lao động cục bộ ở một số vùng, một số ngành, lĩnh vực và là vấn đề lớn đặt ra cho các doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất. Khảo sát cho thấy, có tới 17,8% doanh nghiệp bị thiếu lao động. Trong đó, tập trung cao nhất là ở Bình Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh. Các ngành thiếu hụt lao động nghiêm trọng là điện tử, da giày, dệt may và sản xuất thiết bị điện…

Cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành: ĐBQH băn khoăn “con nuôi, con đẻ"

Thứ 4, 27/10/2021 | 10:41
Theo Đại biểu Quốc hội, cần có tiêu chí rõ ràng trong việc cấp cơ chế đặc thù cho các địa phương, để tránh cơ chế xin cho, so bì giữa các tỉnh, thành.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu nêu lý do nên chọn tiêm trước cho học sinh THPT

Thứ 2, 25/10/2021 | 14:36
Trả lời về việc tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, việc này cần phải dựa vào yếu tố khoa học và điều kiện của xã hội.

ĐBQH đề xuất xây dựng Đề án tổ chức phiên tòa trực tuyến

Chủ nhật, 24/10/2021 | 11:42
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đồng tình với việc cần thiết tổ chức phiên toà trực tuyến, tuy nhiên đại biểu này đề nghị xây dựng thành đề án.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.